Sơ đồ cung đường kết nối tuyến Hồ Chí Minh– Đà Lạt

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

2.3. SƠ ĐỒ TUYẾN VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN

2.3.1.2. Sơ đồ cung đường kết nối tuyến Hồ Chí Minh– Đà Lạt

Từ thành phố Hồ Chí Minh để lên được thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng – Một thành phố mang dáng dấp châu Âu sẽ mất khoảng 309m. Thông qua cung đường quốc lộ 20. Cụ thể, từ ngã ba thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Biên Hòa đến thành phố hoa Đà Lạt dài chừng 230 km.

Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng thông nhiệt đới, vườn cây công nghiệp với những đồi trồng điều, trà, cà phê bạt ngàn. Khi đến địa phận Lâm Đồng, quốc lộ có nhiều đèo dốc, trong đó đáng kể nhất có đèo Bảo Lộc và đèo Prenn. Nhưng điều đặc biệt là trên dọc tuyến đường có nhiều di tích văn hóa và danh thắng do thiên nhiên ban tặng.

Cụ thể thông qua Quốc lộ 20 tuyến sẽ kết nối và đi qua các địa phận như sau: Tỉnh Đồng Nai

+ Thành phố Biên Hòa ( xa lộ Hà Nội ) + Huyện thống nhất ( Quốc lộ 1A ) + Ngã 3 Dầu Giây ( Quốc lộ 20 ) + Huyện Định Quán + Huyện Tân Phú Tỉnh Lâm Đồng + Huyện Đức Trọng + Huyện Di Linh + Thị xã Bảo Lộc + Huyện Đạ Hoai

+ Qua 4 đèo : Đèo Phú Hiệp, Đèo Bảo Lộc, Đèo Chiếu, Đèo Prenn Tuyến đường đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt kéo dài từ thành phố Hồ Chí Minh tới thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh rồi đến hầm Thủ Thiêm. Từ đây di chuyển lên cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đoạn đường cao tốc khoảng 55km, sau khi đi hết rẽ trái rồi vào quốc lộ đi 14km nữa, rẽ phải tiếp để vào quốc lộ 20.

Từ đây trục đường QL 20 sẽ dẫn ta tới những vùng đất có nhiều cảnh quan kỳ vĩ mà bất kỳ ai đến đây đều không thể bỏ qua. Đầu tiên là hồ thủy điện Trị An. Tiếp đến thị trấn Định Quán (huyện Định Quán), một huyện miền núi nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km – Nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh như: Thác mai, Suối mơ, Thác Ba Dọt, Thác Thượng. Qua thị trấn Tân Phú, (Đồng Nai) là đến vùng đất thuộc xã Ma Đa Gi (huyện Đa

Huoai)

Và tiếp đến trong lộ trình tuyến là đèo Bảo Lộc. Từ Bảo Lộc di chuyển theo hướng quốc lộ 20 thêm khoảng 110km nữa là đến Đà Lạt. Tại thành phố Bảo Lộc còn là nơi giao cắt với quốc lộ 55 nối các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, và Lâm Đồng.

Tiếp đến là thị trấn Di Linh và giao với quốc lộ 28, các trục lộ chính như QL 20, 28. Cách Đà Lạt chừng 30 cây số có một thị trấn tên là Liên Nghĩa (Thị trấn

Liên Nghĩa thuộc huyện Đức Trọng) là nơi giao nhau của 2 trục lộ chính là quốc lộ

20 và quốc lộ 27.

Từ đây để vào trung tâm thành phố Đà Lạt tuyến sẽ đi qua đèo Prenn và nằm ngay dưới chân đèo Prenn là thác Prenn. Từ đèo Prenn, có 2 tuyến đường vào trung tâm Đà Lạt. Quốc lộ 20 rẽ phải sẽ qua chùa Cổ Sát Thiên Vương nối vào đường Trần Hưng Đạo và lộ trình sẽ đến được trung tâm thành phố Đà Lạt.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)