Khai thác sản phẩm du lịch du lịch đặc thù của tuyến

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

2.4. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

2.4.1. Khai thác sản phẩm du lịch du lịch đặc thù của tuyến

Có thể nói, sản phẩm du lịch chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong phát triển du lịch nói chung và tạo nên thương hiệu và hình ảnh của tuyến du lịch mỗi vùng và mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc khai thác tốt những sản phẩm du lịch sẽ đóng một vai trị quyết định đối với sự phát triển của tuyến điểm du lịch. Ngồi ra, để có thể phát triển tốt, sản phẩm du lịch của tuyến phải được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các giá trị tài nguyên du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống các dịch vụ và khả năng đáp ứng của các cơ sở du lịch.

Để phát triển tốt sản phẩm du lịch cần có những chiến lược quy hoạch rõ ràng. Cụ thể đối với tuyến, căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2473/QĐ – TTg năm 2011); Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ – TTg năm 2013); Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đơng Nam Bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ( Quyết định số 2351 QĐ/TTg) và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Quyết định số 2162/QĐ – TTg).

Theo đó, phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ gắn với hướng khai thác các các sản phẩm du lịch đặc thù như: (1) Du lịch MICE, (2) Du lịch sinh thái biển, (3) Du lịch vui chơi giải trí, thể thao, (4) Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, (5) Du lịch tàu biển.

Phát triển du lịch thành phố Đà Lạt với hướng khai thác chủ yếu là du lịch thăm quan, sinh thái, nghỉ dưỡng. Các sản phẩm du lịch chính được khai thác: (1)

Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ; (2) du lịch tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên; (3) Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên; (4) Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao; (5) Du lịch vui chơi giải trí, du lịch golf, du lịch thể thao mạo hiểm; (6) Du lịch MICE, (6) du lịch nghỉ ngơi cuối tuần; (7) Du lịch lễ hội.

Ngồi ra, về khía cạnh tổ chức khơng gian du lịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch gắn với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng. Đây sẽ là những hướng phát triển làm tiền đề để phát triển tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt.

 Sản phẩm du lịch đang được khai thác

 Du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần

Đây chính là sản phẩm du lịch đã và đang được khai thác chính của tuyến, và được đơng đảo du khách quan tâm hứng thú. Khơng chỉ được tham quan các di tích lịch sử, các cơng trình kiến trúc, nghệ thuật nổi bật mà cịn là thắng cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Đà Lạt có một số cao ngun, núi cao có khí hậu ơn hịa quanh năm, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Ngồi ra theo Quyết định số 205/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã được công nhận là Khu du lịch Quốc Gia năm 2019. Thành phố Hồ Chí Minh vớikhu dự trữ sinh quyển Cần Giờ cịn gọi là Rừng Sác đã được UNESCO công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Ngoài ra, như đã đề cập cả Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh đều sở hữu hàng loạt các địa điểm tham quan nổi bật với nét văn hóa lịch sử nội thành.

Qua phân tích với những điều kiện nên trên có thể nói tuyến điểm Hồ Chí Minh Đà Lạt rất có tiềm năng để phát triển sản phẩm du lịch này. Đây là một nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt về tài nguyên du lịch của tuyến so với các địa phương khác và nước trong khu vực, vừa đa dạng vừa phong phú đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tham quan nghỉ dưởng của du khách.

Trên cơ sở đó, sản phẩm du lịch này đang được đầu tư và khai thác ở mức tốt đối với tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt. Tuyến du lịch đã tận dụng những tài nguyên du lịch quý giá nêu trên kết hợp với sự nâng cấp về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan bằng chứng chính là hệ thống những cơ sở lưu trú dịch vụ đang ngày một tăng cao kèm với đó là sự đa dạng về mức độ dịch vụ được cung cấp, mở ra một hướng phát triển nhìn chung là khá an tồn và ổn định đối với sản phẩm du lịch này. Tuy nhiên để có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh, khai thác tối đa các lợi thế cũng như phát triển làm nổi bật sản phẩm du lịch này cần xây dựng các thêm nhiều các khu resorts nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch đạt chuẩn chất lượng, mở rộng thêm nhiều các gói dịch vù đi kèm,.. Từ đây, tạo nền tảng xây dựng thương hiệu và thị trường cho tuyến từ đó đưa sản phẩm du lịch của tuyến đến gần hơn với du khách ở từng phân khúc thị trường, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của tuyến.

 Du lịch văn hóa

Là 1 sản phẩm đặc trưng và thu hút khách du lịch tại tuyến khi sở hữu rất nhiều tài nguyên văn hóa nổi bật. Trải nghiệm du lịch văn hóa mà tuyến đem lại đầu tiên và cũng là nổi bật nhất:

+ Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa: Dinh Độc Lập (TPHCM), Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TPHCM), Dinh thự Bảo Đại (Đà Lạt), Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt), …

+ Các cơng trình tơn giáo, kiến trúc nghệ thuật nổi bật: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TPHCM), Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, Biệt Thự Hằng Nga, Nhà thờ Con Gà,…

Khơng chỉ là các cơng trình, di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật mà tuyến cịn mang cho mình những nét hấp dẫn riêng với hệ thống như các lễ hội truyền thống (Lễ hội Nghinh Ông, lễ mừng cơm mới , lễ cúng cơm mới, lễ hội cồng chiêng và lễ

hội đâm trâu,…) các làng nghề truyền thống đầy cuốn hút hay các hoạt động văn

hóa của địa phương hay đặc biệt hơn là di sản văn hóa phi vật thể: Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ để lại dấu ấn khó qn trong lịng khách du lịch dừng chân tại tuyến này.

 Du lịch Mice

Ngồi ra, đối với tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh– Đà Lạt vẫn cịn một sản phẩm du lịch rất đổi tiềm năng, đó chính là du lịch Mice. Tuy nhiên sản phẩm du lịch này đối với tuyến Tp Hồ Chí Minh– Đà Lạt lại có xuất phát điểm khá muộn so với các địa phương khác nói riêng và các tuyến du lịch khác nói chung.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)