Khai thác hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ tuyến

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

2.4. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

2.4.2. Khai thác hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ tuyến

Để khai thác tốt tuyến du lịch ngoài đầu tư phát triển về chất lượng sản phẩm du lịch thì yếu tố vật chất hạ tầng cũng là một vấn đề đáng quan tâm và có vai trị vơ vùng mật thiết đối với việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch.

 Cơ sở hạ tầng giao thông

Đối với tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt, hệ thống giao thơng kết nối tuyến được khai thác chính là: Quốc lộ 20 – tuyến đường huyết mạch nối thành phố du lịch Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Xuất phát từ Dầu Giây đi Đà Lạt, đoạn qua tỉnh Lâm Đồng dài 210,4 km. Nhìn chung hệ thống giao thơng đường bộ kết nối tuyến đã có những sự quan tâm đầu tư cụ thể: Căn cứ vào QĐ Số: 3695/QĐ – UBND tỉnh Đồng Nai “Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải” được hoạch định sẽ nâng cấp mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 20 đạt tiêu chuẩn cấp II và III tùy theo từng đoạn, lộ giới 52m.

Đoạn từ cảng hàng không Liên Khương đến chân đèo Prenn đã được đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc rộng 45m, dài 19,2km với 4 làn xe. Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt: Đoạn đi qua trên địa bàn huyện dài 13,3 km, điểm đầu giao Quốc lộ 1A (được nối tiếp bởi tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) và điểm cuối ranh huyện Định Quán. Dự kiến xây dựng từ nay đến năm 2020 với quy mô 04 – 06 làn xe, lộ giới 80m.

Tuy được đầu tư nâng cấp về mặt chất lượng, nhưng tuyến giao cắt dịng giao thơng giữa QL 1A và QL 20, giữa cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và QL 1A. Vẫn là những điểm xung đột giao thông lớn ảnh hưởng đến dịng giao thơng

địa phương, gây ra nhiều những bất cập tắt nghẽn ở những mùa cao điểm, có tác động xấu đến sự phát triển du lịch của tuyến.

Ngồi ra tuyến cịn được khai thác theo hệ thống đường hàng không thông qua cảng hàng không quốc tế: Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Liên Khương. Với 2 Cảng hàng này có thể tiếp nhận nhiều các chuyến bay từ nội địa đến quốc tế với khả năng phục số lượng khách cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều các chuyến bay đã và đang được khai thác với đa dạng các hãng hàng không trong nước gồm có Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines với tần suất 5 – 10 chuyến/ngày.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Căn cứ vào quyết định số 2473/QĐ – TTG “Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại. Trên cơ sở đó, các địa phương đã nhanh chóng triển khai các kế hoạch chiến lược nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng bộ và hiện đại.

Cụ thể, đối với thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê của Tổng cục Thống kê thành phố năm 2020 trên tồn thành phố hiện có 3.245 cơ sở lưu trú và dịch vụ.

Về chất lượng đối với từng cấp hạng, nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng ở mức tốt, cơ sở vật chất được đầu tư tương xứng, được các hãng lữ hành và khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá khá cao, thuộc loại hàng đầu so với các tỉnh, thành trong cả nước, có khả năng cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực. Trong những năm qua, hầu hết các khách sạn cao cấp, đặc biệt là các khách sạn 4 – 5 sao đều quan tâm đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, MICE, góp phần hình thành và phát triển phân khúc thị trường du lịch cao cấp này cho thành phố Hồ Chí Minh cũng như cho cả nước. Cụ thể tính đến năm 2019 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hơn 50 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn 4 – 5 sao (Theo báo cáo thường niên Tổng cục du lịch Việt

Nam năm 2019) chiếm tỷ trong cao trong hệ thống cơ sở lưu trú dịch vụ trên cả

Đối với Đà Lạt, cơ sở vật chất ngành du lịch tiếp tục được đầu tư, hệ thống cơ sở lưu trú có những bước phát triển mạnh mẽ với số lượng khách sạn cao cấp ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, tính đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh hiện có 17 cơ sở lưu trú dịch vụ đạt chuẩn 4 – 5 sao (Theo báo cao thường

niên Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2019), một con số không hề nhỏ.

Nhìn chung tuyến du lịch Hồ Chí Minh – Đà Lạt hiện có hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch phát triển khá mạnh mẽ, đa dạng và đồng bộ. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều điểm nổi bật, và mang thương hiệu đại diện riêng cho tuyến để đủ sức tạo động lực cạnh tranh trên trên thị trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Tóm lại, tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt qua phân tích ở chương 2 đã nổi bật lên rất nhiều tiềm năng để khai thác nhằm phát triển tuyến du lịch nói riêng và phát triển ngành du lịch tại địa phương trực thuộc tuyến nói chung.

Thứ nhất, như đã đề cập, tuyến du lịch này nổi bật bởi một hệ thống các tài

nguyên du lịch đa dạng từ tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên văn hóa, nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn mang đậm tính lịch sử và văn hóa xã hội.

Thứ hai, lộ trình kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt khá thuận lợi

về tuyến đường kết nối cũng như chất lượng hệ thống kết nối. Giao thông vận tải phục vụ tuyến đã và đang được quan tâm đầu tư với nhiều đề án cũng chính sách đã được triển khai kịp thời và hiệu quả hứa hẹn sẽ xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đạt chuẩn chất lượng trong tương lai để phục vụ du khách nói riêng và bổ trợ phát triển khai thác tuyến nói chung.

Ngồi hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến cũng vô cùng đa dạng, phong phú không chỉ đáp ứng đủ về số lượng và còn về cả chất lượng. Tuy nhiên, để có thể tạo nên sự khác biệt và nét đặc trưng riêng cho tuyến yêu cầu còn đầu tư phát triển thêm nhiều hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp đặc thù mang tính thương hiệu riêng của tuyến.

Thứ ba, sản phẩm du lịch đặc thù nổi bật của tuyến là tham quan nghỉ dưỡng

trên thị trường tuyến cần có nhiều giải pháp kết hợp nhằm đa dạng hơn các sản phẩm du lịch phục vụ tuyến.

Với nội dung chương 2 đề tài đã khái quát bức tranh toàn cảnh về tiềm năng để phát triển du lịch của tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt, bên cạnh đó dựa vào những nguồn lực có sẵn tác giả đã đề xuất và xây dựng được lộ trình kết nối điểm tham quan, để hình thành nên các tuyến tham quan, khái quát lộ trinh cung đường kết nối tuyến và đây cũng chính là nhân tố quyết định làm cơ sở nền tảng cho công tác xây dựng những chương trình du lịch cụ thể phục vụ tuyến. Cuối cùng, từ những tiềm năng đó tác giả đã phân tích khái quát thực trạng hiện có trong vấn đề khai thác tuyến làm nổi bật lên các vấn đề đang còn tồn đọng từ đây hình thành nên cơ sở xây dựng những giải pháp thích hợp cho q trình khai thác phát triển tuyến ở Chương 3.

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)