Đặc điểm và cơ chế quản lý tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Phúc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán TSCĐ tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phúc hưng FNC việt nam (Trang 58 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Đặc điểm và cơ chế quản lý tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Phúc

Hưng FNC - Việt Nam.

2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định

Là một doanh nghiệp trong ngành may mặc nên TSCĐ của công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình.

Do nguồn vốn hoạt động còn hạn chế, vì vậy tồn bộ trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho của công ty đều là đi thuê. Đến thời điểm hiện tại, cơng ty vẫn chưa có kế hoạch xây dựng.

Ngoài trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho đi th thì các TSCĐ cịn lại của cơng ty chủ yếu là các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất... Các tài sản cố định này đều là tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, do công ty mua sắm từ nguồn vốn hoạt động. Nhìn chung lượng TSCĐ của công ty chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Bảng 2.1. Tình hình TSCĐ từ năm 2018 đến năm 2019 Năm Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Nguyên giá (đồng) Tỷ trọng (%) Nguyên giá (đồng) Tỷ trọng (%) TSCĐHH 5.397.134.761 99,08 5.507.134.761 99,10 TSCĐVH 50.000.000 0,92 50.000.000 0,90 Tổng TSCĐ 5.447.134.761 100 5.557.134.761 100

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam)

Bảng số liệu trên phân tích tình hình biến động TSCĐ của Cơng ty trong năm 2018, 2019. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy:

- TSCĐHH chiếm tỷ trọng cao trong tổng Tài sản của Công ty. Trong năm 2018 giá trị TSCĐ HH chiếm tỷ trọng 99,08% và trong năm 2018 giá trị TSCĐHH chiếm tỷ trọng 99,10%.

- Đến năm 2019, TSCĐHH của Công ty tăng lên 0,02%, nâng giá trị TSCĐ của Công ty lên so với năm 2018. Đây là do Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐHH nhiều hơn, cụ thể là trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị để nâng

cao hiệu quả sản xuất của TSCĐ, do đó giảm bớt được giá thành sản xuất của sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Cụ thể: Đầu tư một máy sấy khí cho dây chuyền sản xuất vào tháng 04/2019.

Nhìn chung, tình hình TSCĐ của Cơng ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng qua các năm. Cơng ty vẫn cần có biện quản quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả để đem lại lợi ích tối đa cho Doanh nghiệp.

TSCĐ tại Công TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam chủ yếu được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật. Qua quan sát thực tế tại Công ty về tình hình TSCĐ thì TSCĐ tại đây được phân loại theo hai tiêu thức: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vơ hình.

Bảng 2.2: TSCĐ tại Cơng ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam theo đặc trưng kỹ thuật

Đơn vị tính: VNĐ

Loại TSCĐ Nguyên giá

(31/12/2019) Tỷ trọng (%)

A. TSCĐ Hữu Hình 5.507.134.761 99,10

Nhà cửa, vật kiến trúc (TK 2111) - -

Máy móc, thiết bị (TK 2112) 5.325.035.980 95,82

Phương tiện vận tải, truyền dẫn (TK2113) 182.098.781 3,28

Thiết bị, dụng cụ quản lý (TK 2114) - - Tài sản cố định HH khác (TK 2118) - - B. TSCĐ Vơ Hình 50.000.000 0,90 Quyền sử dụng đất (TK 2131) - Phần mềm máy vi tính (TK 2135) 50.000.000 0,90 Tổng cộng 5.557.134.761 100

Cách phân loại TSCĐ này giúp cho Cơng ty có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức kế toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp với đặc trưng kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ.

Qua bảng phân loại trên ta có thể thấy:

- TSCĐ hữu hình: Chiếm đa phần trong tổng số tài sản của công ty, cụ thể qua bảng số liệu ta thấy TSCĐ hữu hình chiếm giá trị 5.507.134.761 (đồng) chiếm tỷ trọng 99,10%. Trong đó máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị TSCĐHH của Cơng ty (95,82%) những máy móc, thiết bị này dùng để phục vụ cho việc tiến hành sản xuất sản phẩm may mặc. Điều này phản ánh năng lực về thiết bị chuyên dùng hoạt động của Công ty khá tốt, đáp ứng được tiến độ sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường. Loại TSCĐ này có xu hướng tăng lên do Công ty không ngừng đầu tư vào máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất cần gạt nước.

- Còn lại là các tài sản cố định như thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm giá trị tương đối nhỏ.

* TSCĐ vơ hình: Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam, tác giả nhận thấy Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam chỉ có TSCĐ vơ hình đó là phần mềm máy tính, với giá trị năm 2019 là 50.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,90% trong tổng giá trị Tài sản cố định, cịn các loại TSCĐ vơ hình khác hầu như khơng có.

2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty

TSCĐ là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của cơng ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phần nào thể hiện được năng lực kỹ thuật của công ty. Do vậy cơng ty có quy định về sử dụng TSCĐ rõ ràng.

Tồn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đều do công ty tự đầu tư. Tùy từng trường hợp, việc đầu tư, thanh lý, sửa chữa TSCĐ thì cơng ty đều có quy trình riêng được cơng ty quy định cụ thể.

- Phịng kế tốn có trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tất cả TSCĐ của công ty theo chỉ tiêu giá trị. Các bộ phận sử dụng TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, số lượng, tình trạng kỹ thuật, khả năng hoạt động. Giữa bộ phận kế tốn và các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đầu tư, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ.

- Khi có nhu cầu mua mới TSCĐ, sau khi được giám đốc phê duyệt, bộ phận sử dụng lên kế hoạch mua, sau đó chuyển chứng từ liên quan đến bộ phận kế toán để tiến hành hạch toán, ghi tăng tài sản.

- Đối với trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơng ty: Bộ phận có nhu cầu nhượng bán, thanh lý lập tờ trình yêu cầu tới bộ phận quản lý và Giám đốc. Sau khi được phê duyệt, công ty tiến hành thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Giá thanh lý, nhượng bán do Giám đốc công ty phê duyệt trên cơ sở đề nghị của hội đồng thanh lý, nhượng bán.

- Đối với sửa chữa TSCĐ, các bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ trong cơng ty phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ phải căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, trình giám đốc phê duyệt làm căn cứ trong cơng tác sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào quyết tốn chi phí sửa chữa, kế tốn ghi nhận tồn bộ hoặc phân bổ dần đều vào chi phí SXKD hoặc ghi tăng nguyên giá TSCĐ tùy thuộc vào từng loại sửa chữa.

- Về khấu hao tài sản: Tài sản cố định của công ty được quản lý, sử dụng theo quy định của nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Ban Giám đốc quyết định mức khấu hao hàng năm theo chế độ hiện hành của nhà nước. Công ty sử dụng vốn khấu hao TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Những TSCĐ chưa khấu hao hết mà xảy ra tình trạng thất thoát, hư hỏng phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể để có phương án xử lý, bồi thường. Giám đốc cơng ty có thẩm quyền quyết định phương án và mức bồi thường.

- Về kiểm kê tài sản: Công tác kiểm kê TSCĐ định kỳ 1 lần trong năm vào cuối tháng 12 hàng năm, tuy nhiên có thể tiến hành kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu cần thiết. Sau khi hồn thành cơng tác kiểm kê, phải tổng hợp kết quả kiểm kê , đối chiếu với số liệu ghi trên sổ sách kế tốn, trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế tốn, phịng kế tốn phải xác định ngun nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán.

Đối với tài sản tổn thất, công ty phải xác định được giá tri đã bị tổn thất, nguyên nhân, và trách nhiệm. Nếu do cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của Công ty và pháp luật hiện hành.

Những trường hợp tổn thất đặc biệt do thiên tai, địch họa hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây hậu quả nghiêm trọng, công ty không thể khắc phục được thì bộ phận sử dụng lập phương án xử tổn thất trình Giám đốc xem xét, giải quyết.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán TSCĐ tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phúc hưng FNC việt nam (Trang 58 - 62)