Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (Trang 40)

* Ban giám đốc: Là ban quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của

Công ty. Chịu sự giám sát của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty theo Nghị quyết và quyết định của Tổng công ty.

* Bộ phận IT: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, bồi dưỡng

nghề nghiệp và phát triển các ứng dụng CNTT, quản lý hệ thống mạng, hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo và quản trị của công ty.

* Bộ phận nhân sự: Hỗ trợ cho cấp trên (ban giám đốc) giải quyết những vấn đề

thuộc lĩnh vực nhân sự trong cơng ty. Tương tác, hỗ trợ các phịng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự.

Bộ phận mua bán phi sản xuất Ban giám đốc Bộ phận nhân sự Bộ phận Hành chính Trung tâm kiểm định Bộ phận Kế hoạch sản xuất Bộ phận sản xuất Bộ phận Theo dõi đơn hàng Bộ phận Xuất- Nhập khẩu Bộ phận Kế toán Bộ phận IT Bộ phận kho Bộ phận thiết bị kỹ thuật Nhóm gia cơng Bộ phận Cơng trình Bộ phận Phát triển bền vững

* Bộ phận hành chính: Có nhiệm vụ đảm bảo cho các công việc liên quan tới

những thủ tục hành chính, lễ tân, tổ chức cơng tác văn thư, lưu trữ các hồ sơ, hỗ trợ cho tồn thể nhân viên cơng ty và tư vấn pháp lý cho lãnh đạo.

* Trung tâm kiểm định: Thực hiện phân tích, thử nghiệm, giám định nguyên vật

liệu, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.

* Bộ phận Kế hoạch sản xuất: Tổ chức, quản lý phòng thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ của phòng như lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực của sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra...

* Bộ phận sản xuất: Tư vấn cho Ban Giám đốc về lựa chọn sản phẩm để sản xuất

và phương pháp sản xuất mỗi mặt hàng; Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất; Thiết lập các cải tiến trong quá trình sản xuất; ...

* Bộ phận Xuất - Nhập khẩu: Phịng Quản lý Xuất nhập khẩu có chức năng tham

mưu giúp Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản công ty về hoạt động xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại xuất khẩu, thương mại biên giới, ...

* Bộ phận Kế toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên mơn tài

chính kế tốn theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán; Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

* Nhóm gia cơng: Tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty. * Bộ phận kho: Là nơi lưu trữ các loại mặt hàng đồ vật hay nguyên liệu phục vụ

cho quá trình sản xuất.

* Bộ phận thiết bị kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi

cơng nhằm đảm bảo tiến độ, an tồn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong tồn Cơng ty; Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc.

* Cơng đồn: Cơng đồn cơ sở thực hiện vai trị đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của đồn viên cơng đồn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

* Bộ phận Phát triển bền vững: Xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình, xây

dựng cho mình một hệ thống quản trị cơng ty hiệu quả để giúp công ty phát triển bền vững và giải phóng sức lao động cho đội ngũ lãnh đạo.

* Bộ phận mua bán phi sản xuất: Quản lý nguyên liệu vật liệu phi sản xuất như

thiết bị, máy móc tài sản phi sản xuất: văn phịng phẩm, dùng cho bộ phận hành chính văn phịng.

2.1.1.3. Tổ chức cơng tác kế tốn tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam.

a) Tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế tốn tại cơng ty

* Kế toán trưởng: lãnh đạo tồn bộ cơng tác kế tốn của cơng ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý, điều hành nhân viên trong phịng kế tốn, kiểm sốt tình hình thu chi của cơng ty, giám sát công việc của bộ phận kế toán khác, làm tham mưu cho Giám đốc về tài chính kế tốn.

- Kế tốn thuế: phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. - Kế toán lương và các khoản trích theo lương, BHXH: Ghi chép phản ánh kịp

Kế tốn trưởng

Phó phịng Kế tốn

Kế tốn

thuế Kế tốn lương, các khoản trích theo lương, BHXH Kế toán thanh toán và theo dõi cơng nợ Kế tốn TSCĐ và vật tư Kế tốn nguồn vốn và các quỹ Kế tốn chi phí và tính giá thành Kế tốn doanh thu và xác định kết quả kinh doanh

động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPC, BHTNLĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau.

* Kế tốn thanh tốn và theo dõi cơng nợ:

Kế toán thanh toán tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp về tình hình thu, chi, tiền

mặt, chuyển khoản, cơng nợ...Tổ chức việc thanh tốn khoa học về thu, chi tiền mặt, chuyển khoản, công nợ...bảo đảm đáp ứng kịp thời, chính xác phục vụ mọi hoạt động của đơn vị. Kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế - tài chính trong đơn vị, tập hợp và kiểm sốt chứng từ trước khi thu, chi, thanh toán. Kế toán cơng nợ quản lý tồn bộ số công nợ của doanh nghiệp, đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ, định kỳ làm xác nhận với các cơng ty.

* Phó phịng kế tốn: Tổ chức thực hiện các cơng việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của kế toán trưởng, kiểm tra và giám sát cơng việc của kế tốn TSCĐ và vật tư, kế toán nguồn vốn và các quỹ, kế tốn chi phí và tính giá thành, Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

- Kế toán tài sản cố định và vật tư: Kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định

của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp; Tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế của tài sản cố định. Mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, cơng cụ

dụng cụ, tình hình khấu hao của TSCĐ... cả về số lượng lẫn giá trị. Phân tích được nhu cầu thừa thiếu nguyên vật liệu, …trong nhà máy để tránh lãng phí nhằm sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả.

- Kế tốn vốn và quỹ: Theo dõi một cách có hệ thống sự biến động của tài sản và

nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

- Kế tốn chi phí và xác định giá thành: Cơng tác tập hợp chi phí, tính giá thành

định kỳ hàng tháng tại cơng ty.

- Kế tốn doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: Đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát phần doanh thu của doanh nghiệp – làm việc dưới sự quản lý phó phịng kế tốn, chịu trách nhiệm kiểm sốt, cập nhật chính xác, kịp thời các khoản thu, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi tháng.

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo “Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài Chính”. Cơng ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành. Để phục vụ báo cáo nước ngồi cơng ty áp dụng chuẩn mực báo cáo IFRS gửi cho bên Tập đồn. Cơng ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung có hỗ trợ phần mềm kế tốn SAP. Cơng ty sử dụng hệ thống tài khoản SAP (Phụ lục

2.1) để lập báo cáo tài chính gửi cho Tập đồn. Đồng thời, Cơng ty trích xuất dữ liệu

từ phần mềm SAP và qui đổi để lập báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế Việt Nam. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/04, kết thúc vào ngày 31/03 năm sau. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo giá gốc.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình qn gia quyền di động. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.1.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố vĩ mơ đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

a) Ảnh hưởng của mơi trường kinh tế đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế vượt bậc. Chỉ trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, khi nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp – một nền kinh tế đóng với sự hoạch định của Nhà nước sang nền kinh tế thị trường – một nền kinh tế mở, giao lưu với toàn cầu và tuân theo các qui luật của một nền kinh tế, thì bộ mặt của nước Việt Nam đã dần thay đổi. Khi nền kinh tế thay đổi, những cơ hội mới mở ra đối với các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng

bao hàm vơ vàn những khó khăn, thách thức, địi hỏi sự nỗ lực hết mình, sáng tạo của các doanh nghiệp trong cả nước mới có thể tồn tại và phát triển.

b) Ảnh hưởng của thị trường và cạnh tranh đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của thị trường là ảnh hưởng gắn liền với thay đổi kinh tế và thị trường trên phạm vi toàn cầu và trong nước có tác động đến kết quả hoạt động của Công ty. Ảnh hưởng này có thể phát sinh do các biến động về giá bán hàng hoặc khối lượng bán hàng.

Regina VN chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế ở một mức độ nhất định do Công ty nhận đơn đặt hàng từ Regina HK. Nếu nhu cầu trong ngành đồ lót và đồ thể thao sụt giảm, kéo theo số lượng đơn hàng từ Regina HK cũng giảm theo, có thể khiến Regina VN khơng có đủ sản lượng để bù đắp chi phí.

c) Ảnh hưởng của nhân tố chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngành đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Mỗi chính sách cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, ngành đều gián tiếp ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn quản trị chi phí và giá thành nói riêng tại doanh nghiệp.

Trong các chính sách pháp luật của Nhà nước điển hình là chính sách thuế (thuế nhập khẩu liên quan đến trị giá mua vào của nguyên vật liệu đầu vào, thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc báo cáo kết quả hoạt động tình hình thực hiện so với kế hoạch thực hiện) ảnh hưởng rất lớn đến việc hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp.

2.1.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố vi mơ đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

a) Ảnh hưởng của trình độ tổ chức bộ máy kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Việc tổ chức bộ máy KTQT của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải

gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.

Công ty không phân tách trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận dẫn tới việc bộ phận kiểm soát nội bộ và bộ phận sản xuất chưa hoạt động hiệu quả, cũng như chưa nắm rõ được những vấn đề đang xảy ra ở công ty. Điều này khiến cho chi phí sản xuất khơng ngừng tăng và gây ảnh hưởng lớn tới báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

b) Ảnh hưởng của giá đầu vào đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của giá đầu vào liên quan đến việc tăng giá thu mua, làm tăng chi phí của Regina VN.

Giá bán của Regina VN được thiết lập trên cơ sở giá thành sản phẩm có thể thay đổi nếu chi phí đầu vào tăng (cụ thể điều này phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa Regina HK và khách hàng bên độc lập). Vì vậy, Regina VN khơng chịu ảnh hưởng của giá đầu vào đáng kể.

c) Ảnh hưởng của công suất sản xuất đến kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của công suất sản xuất liên quan đến quá trình quản lý sản lượng sản xuất thực tế sao cho phù hợp với công suất sản xuất tiêu chuẩn. Khi sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn nhiều so với công suất sản xuất tiêu chuẩn, Công ty không thể bù đắp được tồn bộ hoặc một phần chi phí sản xuất cố định và do đó có thể phát sinh lỗ.

Regina VN hoạt động hết công suất. Do đó, ảnh hưởng này được coi là không đáng kể.

2.2. Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.2.1. Kế tốn chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.2.1.1. Nội dung chi phí sản xuất

Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiện nay Công ty phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, gồm 3 khoản mục như sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: vải, mác, keo, chỉ, …

+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung: các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý quá trình sản xuất như lương của quản lý phân xưởng, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí trả trước, chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí khác bằng tiền.

* Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Trong cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc xác định đối

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)