Phân tích thực trạng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả bộ phận của

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI (Trang 30 - 35)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Sữa Hà Nội

2.2.2. Phân tích thực trạng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả bộ phận của

của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

a) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.3: Năng suất lao động của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

Đơn vị: 1.000.000 đồng TT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần

(M) 182.960 168.078 199.207 -14.882 -8,13 31.129 18,52 2 Tổng số lao

động 390 360 320 -30 -7,69 -40 -11,11 3 Lợi nhuận sau

thuế (LN) -47.585 -25.000 2.496 22.585 -47,46 27.496 -109,98 4 Năng suất lao

động = (1)/(2) 469,13 466,88 622,52 -2,25 -0,48 155,64 33,34 5 Hiệu suất sử

dụng lao động = (3)/(2)

-122,01 -69,44 7,8 52,57 -43,09 77,24 -111,23

Tổng số lao động của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội giai đoạn 2018 – 2019 có xu hướng giảm xuống nguyên nhân là do cắt giảm một số lao động không cần thiết do Công ty ngày càng áp dụng cơng nghệ máy móc hiện đại hơn thay thế sức lao động của con người. Một phần là do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid.

Năng suất lao động của Cơng ty trong giai đoạn có sự biến động. Năm 2018 năng suất lao động là 469,13 triệu đồng/người, điều này phản ánh trong năm 2018 một lao lao động của Công ty tạo ra được 469,13 triệu đồng doanh thu thuần. Sang năm 2019, chỉ tiêu này giảm còn 466,88 triệu đồng (giảm 2,25 triệu đồng ứng với giảm tỷ lệ 0,48%). Qua năm 2020 chỉ tiêu này lại tăng thêm 155,64 triệu đồng, ứng với tăng tỷ lệ là 33,34%.

Hiệu suất sử dụng lao động của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2019 cũng tăng nhưng trong 2 năm 2018 và 2019, chỉ tiêu này âm (do Công ty thua lỗ). Năm 2019 tăng 52,57 triệu đồng/người so với năm 2018. Năm 2020 so với năm 2019 thì hiệu suất này lại tăng 77,24 triệu đồng.

Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

Đơn vị: 1.000.000 đồng TT Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần

(M)

182.960 168.078 199.207 -14.882 -8,13 31.129 18,52

2 Tổng chi phí tiền lương

7.215 6.840 6.240 -375 -5,19 -600 -9,77

3 Lợi nhuận sau thuế (LN)

-47.585 -25.000 2.496 22.585 -47,46 27.496 - 109,98 4 Hiệu quả sử dụng

chi phí tiền lương = (1)/(2)

25,36 24,57 31,92 -0,79 -3,12 7,35 29,91

5 Tỷ suất tiền lương = (2)/(1)*100

3,94 4,07 3,13 - 0,13 - -0,94

6 Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương = (3)/(2)

-6,6 -3,65 0,01 2,95 -44,96 3,66 - 100,27

Tổng số lao động trong công ty giai đoạn 2018 – 2020 thay đổi dẫn đến tổng chi phí tiền lương của Cơng ty trong giai đoạn cũng thay đổi. Do số lượng nhân viên giảm, tiền lương trung bình từ 4 - 35 triệu tùy vào từng chức vụ, vị nên chi phí tiền lương cũng giảm. Năm 2019 so với năm 2018 giảm 375 triệu đồng, tương ứng với giảm tỷ lệ 5,19%. Năm 2020 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 6.240 triệu đồng, giảm 600 triệu đồng, ứng với giảm tỷ lệ 9,77% so với năm 2019.

Tỷ suất tiền lương của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 có sự biến động thay đổi. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Năm 2018, chỉ tiêu tỷ suất tiền lương là 3,94% tức là 100 đồng doanh thu bán hàng cần chi 3,94 đồng tiền lương. Năm 2019 so với năm 2018 tỷ suất tiền lương tăng 0,13%. Năm 2020 tỷ suất tiền lương lại giảm 0,94% so với năm 2019.

Về hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương, năm 2020 là 0,01 triệu đồng. Nghĩa là với mỗi một đồng tiền lương mà Công ty bỏ ra sẽ mang lại 0,01 đồng lợi nhuận cho cơng ty. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng lao động có hiệu quả. Tuy nhiên có thể thấy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương của Cơng ty giai đoạn 2018 - 2020 có xu hướng tăng nhưng cịn rất thấp, năm 2018, 2019 đạt mức âm (do Công ty thua lỗ). Cơng ty cần có giải pháp cải thiện kịp thời. Năm 2019 chỉ tiêu này tăng 2,95 triệu đồng so với năm 2018. So sánh giữa năm 2020 với 2019 thì tăng 3,66 triệu đồng.

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội Đơn vị: 1.000.000 đồng. T T Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần (M) 182.960 168.078 199.207 -14.882 -8,13 31.129 18,52

2 Lợi nhuận sau

thuế (LN) -47.585 -25.000 2.496 22.585 -47,46 27.496 -109,98 3 Tổng số vốn (V) 458.385 416.800 422.356 -41.585 -9,07 5.556 1,33 4 Vốn cố định (Vcđ) 127.735 119.189 109.457 -8.546 -6,69 -9.732 -8,16 5 Vốn lưu động (Vlđ) 330.650 297.611 312.899 -33.039 -9,99 15.288 5,13 6 Hiệu quả sử dụng vốn [Doanh thu/Tổng số vốn (M/V)=(1)/(3)] 0,39 0,4 0,47 0,01 2,56 0,07 17,5 7 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng số vốn (LN/V*100) = (2)/(3)*100 -10,38 -5,99 0,59 - 4,39 - 6,58 8 Sức sản xuất của vốn cố định (M/Vcđ) = (1)/(4) 1,43 1,41 1,82 -0,02 -1,39 0,41 29,08 9 Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn cố định (LN/Vcđ*100)= (2)/(4)*100 -37,25 -20,98 2,28 - 16,27 - 23,26 10 Số lần luân chuyển của vốn lưu động (vòng) = (1)/(5) 0,55 0,56 0,63 0,01 1,82 -0,07 12,5 11 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (ngày) = (5)/[(1)/360] 650 637 565 -13 -2 -72 -11,3

Qua những số liệu ở bảng 2.5, có thể thấy tổng vốn kinh doanh của Cơng ty trong giai đoạn 2018 – 2020 có sự biến động tăng giảm. Năm 2019 so với 2018, tổng vốn của Công ty giảm 41.585 triệu đồng (giảm tỷ lệ 9,07%). Sang năm 2020 thì tổng vốn lại tăng 5.556 triệu đồng so với năm 2019 (tăng tỷ lệ 1,33%). Trong đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng vốn. Cụ thể vốn lưu động năm 2018 là 330.650 triệu đồng, có sự giảm dần trong năm 2019 còn 297.611 triệu đồng (giảm tỷ lệ 9,99%), nhưng lại tăng trở lại trong năm 2020, tăng 15.288 triệu đồng so với năm 2019. Vốn cố định của Cơng ty chiếm tỷ trọng ít hơn và có chiều hướng giảm dần trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2019 giảm 8.546 triệu đồng (giảm 6,69%) so với năm 2018. Năm 2020 tiếp tục giảm 9.732 so với năm 2019 (giảm tỷ lệ 8,16%).

Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2018 – 2020 của Công ty tăng nhẹ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh. Năm 2018 chỉ tiêu này là 0,39, nghĩa là với một đồng vốn sẽ mang về 0,39 đồng doanh thu. Đến năm 2019 hiệu quả sử dụng vốn đạt 0,4 đồng, tăng 0,01 đồng tương ứng với 2,56% so với năm 2018 trước đó. Qua năm 2020 tăng lên đạt 0,47 đồng, ứng với 17,5% so với năm 2019. Tuy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Lợi nhuận tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty cũng tăng. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một trăm đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty càng lớn. Năm 2020, một trăm đồng vốn mang lại 0,59 đồng lợi nhuận. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là trong hai năm 2018 và 2019, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty âm, năm 2018 là - 10,38%, năm 2019 có tăng nhưng cũng vẫn âm đạt -5,99%. Do trong hai năm đó, lợi nhuận của Công ty bị âm, Công ty làm ăn thua lỗ.

Sức sản xuất của vốn cố định giai đoạn 2018 – 2020 có sự biến động. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định được đầu tư, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao. Năm 2018 đầu tư 1 đồng vốn cố định thì tạo ra được 1,43 đồng doanh thu. Năm 2019 sức sản xuất của vốn cố định đã giảm xuống 1,41, giảm 0,02 đồng tương đương giảm 1,39% so với năm 2018. Năm 2020 có xu hướng tăng, tăng 0,41 đồng tương ứng với tăng 29,08% so với năm 2019. Tuy tăng nhưng chỉ tiêu này cũng vẫn thấp cho thấy Công ty sử dụng vốn chưa được hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 tăng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một trăm đơn vị vốn cố định đầu tư và sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao. Do sự tăng của lợi nhuận cao hơn sự giảm của vốn

cố định nên chỉ tiêu này cũng tăng. Cụ thể năm 2019 tăng 16,27% so với năm 2018. Năm 2020 tăng 23,26% so với năm 2019.

Số lần luân chuyển của vốn lưu động của Công ty tăng nhẹ. Số lưu động quay được càng nhiều vịng trong một năm càng tốt vì cứ mỗi vịng quay như vậy vốn lưu động lại tiếp tục tham gia vào một chu kỳ sản xuất tiếp theo, lại tạo ra được lợi nhuận mới. Qua sô liệu cho thấy chỉ tiêu này tăng, năm 2019 so với năm 2018 tăng 0,01 vòng, ứng với tăng 1,82%. Năm 2020 tăng 0,07 vòng (12,5%) so với năm 2019.

Chỉ tiêu kỳ luân chuyển của vốn lưu động lại giảm. Con số 650 của chỉ tiêu này trong năm 2018 đã quá cao, đến năm 2019 và 2020 có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao (năm 2019 là 637 vòng, giảm 13 vòng so với năm 2018; năm 2020 là 565 vòng, giảm 72 vòng so với năm 2019). Đây là những chỉ tiêu cần sự lưu ý đặc biệt của Công ty trong thời gian tới để áp dụng các biện pháp cải thiện tình hình.

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI (Trang 30 - 35)