Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 25 - 30)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan a) Nhân tố lao động a) Nhân tố lao động

Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lao động của con người cịn có thể sáng tạo ra cách thức làm ăn mới rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thiểu sử dụng nguồn lực.... Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động. đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...) nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh. Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao, đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò quyết định của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến sự thành công, đến hiệu quả kinh doanh cao hay ngược lại, dẫn đến thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.

Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm, giá cả độ cung ứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp.

Phẩm chất và tài năng của đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp có vai trị quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị; phụ thuộc vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.

c) Sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Đây là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

d) Nhân tố vốn

Nhân tố vốn được thể hiện dưới hình thái khả năng tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh khơng những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định mà cịn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng tài chính

của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp khơng những khơng đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường mà cịn khơng có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó khơng nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra khả năng tài chính cịn ảnh hưởng tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hố chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào

e) Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự hoàn thiện của máy móc, thiết bị, cơng cụ lao động gắn bó chặt chẽ với q trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, công nghệ kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh.

Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế kinh tế vừa qua cho thấy doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh, đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành và có khả năng phát triển. Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ cơng nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn; càng ngày, cơng nghệ càng đóng vai trị to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí kinh doanh.

Điều này địi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao cơng nghệ phù hợp với trình độ cơng nghệ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ kỹ thuật mới....làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

1.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan a) Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu a) Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu

của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Mặt khác, để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bị gián đoạn tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc cung ứng nguyên vật liệu phải kịp thời đầy đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Như vậy nguyên vật liệu giữ một vai trị quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh, vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu sao cho đảm bảo được đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách với chi phí thấp nhất

b) Mơi trường pháp lý

Mơi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì mơi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.

Mơi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng cho mọi loại hình của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh một cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp phải chú ý phát triển nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để nhằm phát triển kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tơn trọng luật pháp nước đó.

c) Mơi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu, chính sách tiền tệ, ... Các chính sách kinh tế vĩ mơ này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do

đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm sốt độc quyền , tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng; việc quản lý tốt các doanh nghiệp nhà nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái ; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính cơng bằng...đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

d) Các yếu tố về văn hóa – xã hội

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của khách hàng và là nhân tố quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen của người tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các chính sách giá cả cũng như chính sách marketing phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

e) Đối thủ cạnh tranh

Khi một doanh nghiệp hành động không khéo léo để các doanh nghiệp khác nắm bắt được cơ chế hoạt động của mình thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh hoặc là bắt chước cách thức khai thác lợi thế hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác. Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức sau: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối…

g) Khách hàng

Khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp bán mà khơng có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp khơng thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng... của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)