Những thành công và hạn chế về nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 54)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Những thành công và hạn chế về nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ

Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

2.3.1. Những thành công đạt được

Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 – 2020 nền kinh tế trong nước vẫn cịn rất nhiều khó khăn nên nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm bánh kẹo vẫn chưa cải thiện được nhiều. Cơng ty đã gặp rất nhiều khó khăn từ những yếu tố khách quan như tình trạng lạm phát ở nhiều quốc gia, dịch tả lợn Châu Phi, cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đã gây ra sự thiếu hụt và làm tăng giá một số nguyên vật liệu đầu vào như dầu cọ, shortening, sữa bột, gelatine... ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của Cơng ty do chi phí đầu vào tăng trong khi Cơng ty khơng tăng được giá bán, cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngày càng cao dẫn đến lợi nhuận của công ty bị suy giảm.

Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Cơng ty trong việc cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua thách thức và đạt các thành tựu đáng kể như:

Thứ nhất, Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động, đảm bảo

quyền lợi cho người lao động. Công ty luôn chú trọng và quan tâm đến các chính sách đãi ngộ, đào tạo, phát triển cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo một nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, phẩm chất tốt phục vụ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ hai, Các hoạt động của công ty luôn tuân thủ theo đúng Luật doanh nghiệp,

Luật chứng khốn, điều lệ cơng ty và các quy định có liên quan, chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết của Hội đồng quản trị cũng như trách nhiệm bảo vệ mơi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ ba, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo Hải Hà

tại Khu công nghiệp VSIP – Bắc Ninh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về sản xuất xanh sạch đẹp, an tồn phịng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, đối với tài sản dài hạn, Công ty đã khơng ngừng khai thác cơng suất máy

móc thiết bị, đồng thời huy động tối đa các tài sản cố định vào sản xuất nhằm hạn chế lãng phí cũng như ứ đọng vốn.

Thứ năm, khả năng thanh tốn của Cơng ty về cơ bản với lượng tổng tài sản hiện

có, Cơng ty hồn tồn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế

Thứ nhất, Từ các số liệu và phân tích về doanh thu và lợi nhuận của công ty cho

thấy doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm, nhưng chi phí giá vốn quá lớn khiến lợi nhuận của Công ty chưa thực sự đạt được như mong muốn.

Thứ hai, Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu đều giảm. Cơng ty chưa có các chính sách khai thác hiệu quả nguồn vốn.

Thứ ba, Sức sản xuất của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu còn nhiều biến động. Hệ

số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản của Công ty chủ yếu tài trợ bởi các khoản nợ.

Thứ tư, Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của

Công ty giảm dần qua các năm. Công ty cần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động.

Thứ năm, Chi phí giá vốn là chi phí có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ lợi nhuận

của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, chiếm khoảng 80% doanh thu thuần của Công ty. Công ty cần xây dựng các chiến lược kinh doanh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Thứ sáu, Số lượng lao động tại công ty tăng đều qua các năm nhưng tỷ suất sinh

lời của lao động giảm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. Cùng việc phân cơng, bố trí lao động chưa hợp lý, cơng ty chưa áp dụng các giải pháp khai thác được năng lực của nhân viên, tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Thứ bảy, Công ty có lợi thế là một đơn vị lâu đời trên 60 năm, giàu truyền thống

nhưng lại không tận dụng được lợi thế của mình để thu hút khách hàng và thị phần của Công ty trong ngành ngày càng giảm.

Thứ tám, Các cơ chế chính sách thu hút khách hàng của Cơng ty vẫn cịn nhiều

hạn chế. Ngoài ra, do đặc thù ngành thực phẩm nên vẫn cần quan tâm đến một số rủi ro khác như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

b) Nguyên nhân

Thứ nhất, những tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang gây khó khăn rất lớn

cho cơng ty trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nước ta tiếp tục thực hiện cam kết AFTA giảm thuế nhập khẩu bánh kẹo xuống còn 0% làm cho ngành bánh kẹo trong nước bị cạnh tranh rất khốc liệt với các bánh kẹo nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Thứ hai, các nguyên liệu đầu vào của Công ty như dầu cọ, sữa bột, đường kính,

bao bì,... tăng giá cũng như giá năng lượng tăng làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ ba, năm 2020, là năm có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nói chung

và Cơng ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà nói riêng. Đặc biệt là do dịch Covid -19, thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, do tính chất mùa vụ của ngành bánh kẹo cộng mức lương thấp nên rất

khó tuyển dụng. Các quy định về nâng lương cơ bản đã làm tăng chi phí về các loại bảo hiểm cũng gây ảnh hưởng tới hiệu quả của công ty.

Thứ năm, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu

thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động cịn nhiều hạn chế. Chính

sách nợ phải thu chưa hợp lý dẫn đến giảm vòng quay nợ phải thu, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, khâu quản lý của công ty chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng như

giảm hiệu quả sử dụng lao động, chưa tập trung phát triển hết khả năng vốn có của người lao động.

Thứ ba, công ty chưa suy xét kỹ đến vấn đề hiệu quả kinh doanh bao gồm nhiều

nhân tố như: chi phí, thuế, năng suất lao động. Cơng ty cần có phương án thích hợp để tối đa và sử dụng các nguồn lực hợp lý.

Thứ tư, mạng lưới kinh doanh của công ty chủ yếu trung ở thị trường miền Bắc,

thị trường miền Nam của công ty chưa được khai thác nhiều. Công ty cần phát triển nhiều hơn ở thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu để tăng cao thị phần và chiếm lĩnh thị trường.

Thứ năm, một số dây chuyền đã hết công suất, hết khấu hao, làm ảnh hưởng đến

năng suất, tăng tiêu hao vật tư nguyên liệu và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường như: dây chuyền Jelly, dây chuyền bánh Miniwaf. Dây chuyền bánh quy của Trung Quốc tuy mới đầu tư năm 2017 nhưng nay đã quá tải công suất, vào cao điểm của thời vụ Tết, sản xuất không đủ đáp ứng đủ cho kinh doanh nên hàng xuất khẩu phải tạm dừng.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty phải kết hợp với hiệu quả

về kinh tế - xã hội, hiệu quả về môi trường nhằm phát triển bền vững. Bám sát với các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia đến năm 2030, HAIHACO xác định bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì bảo vệ, cải thiện mơi trường ln là 2 mục tiêu song hành của Cơng ty trong suốt q trình hoạt động và phát triển. Việc gắn kết hai mục tiêu này vì mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới hình tượng doanh nghiệp đầu ngành, thân thiện với môi trường đã được HAIHACO chỉ đạo thực hiện ngay từ những ngày đầu kinh doanh.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh ở lĩnh vực mà Cơng ty có lợi thế là nâng

cao chất lượng sản phẩm bánh và kẹo.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả kinh doanh phải kết hợp với đầu tư đúng hướng, phục

vụ sản xuất kinh doanh lâu dài, cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường bánh kẹo.

Thứ tư, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường để các sản phẩm bánh kẹo

Hải Hà có mặt trên tồn thế giới, tăng cường hoạt động marketing để có thể thâm nhập vào thị trường mới nhưng vẫn phải đảm bảo kinh doanh hiệu quả ở thị trường trong nước và các thị trường mà Công ty đang xuất khẩu ở thời điểm hiện tại.

Thứ năm, cần kết hợp hợp lý giữa nội lực và ngoại lực, bằng việc khai thác các

lợi thế hiện có về nội lực như: lao động kỹ thuật, máy móc thiết bị, đội ngũ quản lý.

3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải

Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận, vì lợi nhuận sẽ tác động hầu hết đến các vấn đề mà doanh nghiệp, người lao động hay xã hội quan tâm.

Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được nguồn vốn, bổ sung thêm vào nguồn vốn để tái sản xuất giúp doanh nghiệp trở nên lớn mạnh về quy mô và củng cố thương hiệu cho doanh nghiệp

Đối với người lao động: Doanh nghiệp có lợi nhuận sẽ tạo được việc làm thường xuyên cho người lao động thu nhập, các chế độ như lương, thưởng sẽ được đảm bảo.

Đối với xã hội: Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết được việc làm cho người lao động sẽ giải quyết được các vấn đề khác do xã hội gây nên.

Với tầm nhìn chiến lược Cơng ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà là đưa các sản phẩm bánh kẹo Hải Hà đến mọi miền đất nước và trên tồn thế giới thì mục tiêu mà Cơng ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà hướng tới trong thời gian tới là:

- Huy động thêm nguồn vốn để tăng quy mô sản xuất cho Công ty đặc biệt là huy động thêm các nguồn vốn chủ sở hữu.

- Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm và các chế độ phúc lợi cho người lao động. Tiếp tục có kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng phẩm chất và trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên của Cơng ty trong thời gian tới.

- Duy trì sản xuất ổn định và phát triển, phấn đấu đạt mức tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính từ 5 – 30% cho các năm tiếp theo.

- Thu hồi hiệu quả các khoản nợ phải thu khách hàng trong thời gian qua và có kế hoạch, chiến lược phản ứng với các khoản nợ mới của khách hàng từ đó có phương pháp và cách thức thu hồi vốn một cách hiệu quả.

- Quản lý các chi phí hợp lý nhằm tăng hiệu quả quản lý đồng thời tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.

- Tiếp tục đổi mới công nghệ và bổ sung thêm máy móc thiết bị mới phục vụ q trình sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng các sản phẩm bánh kẹo của công ty.

- Cải thiện thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của Công ty trong thời gian tới. - Đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của Công ty, đồng thời thu hút vốn từ các cổ đông.

Bảng 2.10. Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2021 – 2023

Đơn vị: tỷ đồng

STT Các chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

1 Doanh thu thuần 1.200 1.300 1.420

2 Tổng chi phí 201,62 204,56 207,62

3 Tổng số lao động 1410 1431 1452

4 Lợi nhuận sau thuế 38,05 39,65 41,62

6 Hiệu quả sử dụng các nguồn lực

5,95 6,35 6,84

7 Tỷ suất lợi nhuận 3,17 3,05 2,87

8 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

18,87 19,38 20,05

9 Năng suất lao động 85,11 90,84 97,80

10 Doanh thu/Tổng số vốn 1,07 1,10 1,16

11 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng số vốn

3,40 3,36 3,41

(Nguồn: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà)

Trên đây là mục tiêu cụ thể của Cơng ty trong những năm tiếp theo, duy trì sản xuất ổn định và phát triển bền vững, với giá trị cốt lõi “Vượt mọi gian khó, vững vàng tiến bước, nâng tầm vị thế thương hiệu Hải Hà” cam kết mang lại sự hài lòng cho đối tác và bạn hàng bằng sản phẩm chất lượng, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, cho cổ đơng và cho tồn xã hội.

3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà Hải Hà

Một số định hướng của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà những năm tiếp theo là:

- Tiếp tục nghiên cứu để hợp lý hoá quá trình sản xuất, giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và tăng năng suất lao động. Tập trung chỉ đạo triệt để tiết kiệm để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quan tâm chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hạn chế tối đa những sự cố về chất lượng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của Cơng ty.

- Xúc tiến các hoạt động xây dựng thương hiệu và các nhãn hiệu sản phẩm để giữ vững vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: từ các bộ phận thiết kế sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, bán hàng, tiếp thị sẽ phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong vấn đề xây dựng thương hiệu.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển sản phẩm mới, dây chuyền sản xuất mới tại khu công nghiệp. Đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu các sản phẩm thời vụ như Bánh trung thu, bánh kẹo hộp Lễ tết và các sản phẩm tại hệ thống Hải Hà Bakery.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở thêm các thị trường xuất khẩu mới, ổn định thị trường cũ. Tăng cường tham gia các hội chợ tại các nước trong khu vực để tìm kiếm bạn hàng mới.

- Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hiện đại dựa trên các ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm lao động.

- Tiếp tục củng cố nhân lực cho bộ phận bán hàng nhằm từng bước chuyên nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả của bộ phận bán hàng, xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Có chính sách bán hàng phù hợp, chương trình bán hàng giới thiệu các nhãn hàng mới. Đầu tư cho công tác quảng cáo tiếp thị nhằm nâng cao thương hiệu bánh kẹo Hải Hà trên thị trường, củng cố nhân lực cho bộ phận bán hàng nhằm từng bước chuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)