KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá sự biến thiên nồng độ bụi PM1.0, PM2.5, PM10 trong nhà tại một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

3.1. BIẾN THIÊN NỒNG ĐỘ BỤI PM1.0, PM2.5, PM10 TRONG NHÀ SO VỚI NGOÀI NHÀ NGOÀI NHÀ

3.1.1. Biến thiên nồng độ bụi PM1.0 trong nhà so với ngoài nhà

Từ dữ liệu bụi thu thập được bởi sensor đo tự động tại một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, số liệu liên tục trong vòng 3 tháng, từ 12/2021 đến 2/2022, sử dụng phần mềm R với gói mã nguồn mở Openair, giá trị trung bình tính theo giờ và tính theo tuần, xu hướng biến đổi theo năm và sự biến thiên nồng độ theo thời gian (theo giờ, ngày trong tuần và tháng) được làm rõ.

Nồng độ bụi PM1.0 được hiển thị trong Hình 3.1. Giá trị hàm lượng bụi PM1.0 tại các căn hộ đo động từ 29 ug/m3 đến 109 ug/m3. Nồng độ PM1.0 đo trong nhà

trung bình ngày cao nhất khoảng 78 μg/m3 được đo tại điểm T9VOV Mễ Trì với

khoảng tin cậy 95% trong giá trị trung bình được tính tốn thơng qua mơ phỏng bootstrap. Tại căn hộ này, nhiên liệu gas được sử dụng trong nấu ăn. Đối với các căn hộ sử dụng bếp từ, nồng độ bụi PM1.0 cao nhất trong ngày là 54 μg/m3. Nồng độ bụi PM1.0 cao thường xuất hiện vào thời điểm 19h trong ngày, đặc biệt là ngày cuối tuần. Cũng trong thời điểm này, giá trị nồng độ bụi PM1.0 ngoài nhà ghi nhận được cao hơn so với các thời điểm trong ngày (Hình 3.1).

Tuy nhiên, tại 4 căn hộ, sự chênh lệch nồng độ bụi PM1.0 trong nhà và ngồi ban cơng khơng rõ rệt giữa các hộ sử dụng bếp gas và bếp từ đun nấu. Nồng độ bụi PM1.0 trung bình tại các căn hộ sử dụng bếp từ và bếp gas lần lượt là 66 ± 14,1 μg/m3 và 43,3 ± 36,8 μg/m3. Giá trị PM1.0 trong nghiên cứu này ở có mức nồng độ tương tự những ngôi nhà được thực hiện trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh Lê [3] (giá trị nồng độ bụi PM1.0 trung bình trong nhà là 41,6μg/m3 đối với hộ đun bếp gas).

Hình 3. 1. Sự biến thiên nồng độ bụi PM1.0 trong nhà và ngoài nhà

3.1.2. Biến thiên nồng độ bụi PM2.5 trong nhà so với ngoài nhà

Các hoạt động của con người đã làm tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm khơng khí và các chất dạng hạt (PM2.5, PM10) ở cả khu vực thành thị và nông thôn kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng PM2.5 và PM10 có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người, bao gồm cả tử vong sớm. Kết quả đo lường bụi PM2.5 và bụi PM10 bên trong nhà tại các căn hộ chung cư của nghiên cứu này cho thấy sự tương quan giữa nồng độ bụi trong nhà, hoạt động hàng ngày và chất lượng khơng khí ngồi nhà.

Nồng độ khối lượng của PM2.5 trong nhà và ngoài ban cơng trong bốn căn hộ được trình bày trong Hình 3.2. Trong các căn hộ, hàm lượng bụi PM2.5 thay đổi từ 46ug/m3 đến 183ug/m3. Nồng độ trung bình của PM2.5 trong nhà đo được trong khoảng thời gian 3 tháng tại các căn hộ T11VOV Mễ Trì (X1), T9VOV Mễ Trì (X3), T8 Mỹ Đình (X5) và T9 Mỹ Đình (X7) lần lượt là 106 ± 18,4 μg/m3, 76 ± 24 μg/m3, 76 ± 24 μg/m3, 111,3 ± 98,3 μg/m3s, 79,5 ± 29,7 μg/m3 cao hơn xấp xỉ 7,1; 5,1; 7,4 và 5,3 lần so với hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (15,0 μg/m3). Nồng độ PM2.5 trong nhà trung bình trong 24 giờ cao nhất là 120 μg/m3

Trì. Tuy nhiên giá trị nồng độ bụi cao nhất chỉ xảy ra vào một vài thời điểm nhất định trong ngày, thường vào khung giờ nấu ăn của các căn hộ.

Nồng độ PM2.5 trong nhà cao hơn so với ngoài trời. Tỷ lệ PM2.5 trong nhà/ngồi trời trung bình là 1,1 trong khoảng thời gian lấy mẫu. Nồng độ PM2.5 trong nhà và ngồi trời có mối tương quan chặt chẽ hơn so với các phép đo PM10 trong nhà và ngoài trời tương ứng. Nồng độ PM2.5 trong nhà trong nghiên cứu này ở cùng mức độ với nồng độ trong các căn hộ dân cư ở Trung Quốc, nơi có các đặc điểm giống như nhà ở thơng gió tự nhiên và kiểu nhà [37]. Tuy nhiên, nồng độ PM2.5 trong nghiên cứu này cao hơn ở những ngơi nhà có hệ thống thơng gió cơ học ở Trung Quốc và Canada. Hệ thống làm sạch khơng khí có thể nâng cao chất lượng khơng khí trong nhà [27].

Hình 3. 2. Sự biến thiên nồng độ bụi PM2.5 trong nhà và ngồi nhà tính theo giờ, tuần

Ngồi ra, nồng độ bụi mịn PM2.5 biến đổi theo tháng của 3 năm được thể hiện ở hình 3.3 dưới đây. Kết quả này đều theo xu hướng chung của thế giới cơng

bố về nồng độ PM2.5 trong khơng khí. Vào mùa hè (tháng 6,7) lượng mưa lớn,

nhiều tia UV và tốc độ gió lớn các phản ứng quang hóa xảy ra mạnh dẫn đến nồng độ bụi mịn giảm. Ngược lại, vào mùa Đông và Xuân, nhiệt độ thấp nhưng độ ẩm

cao ít phản ứng quang hóa trong khơng khí hình thành và tồn tại các sol khí chứa nhiều các cation, anion cùng chất ô nhiễm dẫn đến nồng độ bụi mịn ghi nhận cao. Nồng độ bụi mịn PM2.5 trong nhà và bên ngồi nhà có mối liên hệ với nhau theo chiều hướng cùng cao và cùng thấp.

3.1.3. Biến thiên nồng độ bụi PM10 trong nhà so với ngoài nhà

Kết quả của sự thay đổi nồng độ bụi PM10 được thể hiện trong Hình 3.4. Giá trị của hàm lượng bụi PM10 trong các căn hộ đo được dao động từ 56 ug/m3 đến 207 ug/m3. Nồng độ PM10 cao nhất cũng xảy ra trong nhà. Tỷ lệ trung bình PM10 trong nhà và ngoài trời là 1,3. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu “Ơ nhiễm khơng khí trong nhà và ngồi trời bởi bụi (PM10,PM2.5, PM1.0) khi sử dụng các loại nhiên liệu đun nấu khác nhau” đã thực hiện tại Hà Nội bởi tác giả Hoàng Anh Lê và các cộng sự năm 2018 [3].

Mối quan hệ giữa nồng độ PM2.5 và PM10 trung bình trong 24 giờ trong khoảng thời gian lấy mẫu 3 tháng là khác nhau giữa các căn hộ. Trong căn hộ T11VOV Mễ Trì và T8 Mỹ Đình, xu hướng biến thiên ngồn độ bụi PM2.5 là một cơ sở tốt cho phép dự đốn dự nồng độ bụi PM10 (Hình 3.2 và Hình 3.3). Tuy nhiên, tại căn hộ T9VOV Mễ Trì và T9 Mỹ Đình sự biến thiên nồng độ PM10 khó có thể dự đốn thơng qua sự biến thiên nồng độ PM2.5. Các mối quan hệ giữa nồng độ trong nhà và ngoài trời được giả định là một chức năng của mơi trường vi mơ gia đình. Mối tương quan cao giữa PM2.5 và PM10 cho phép dự đoán xu hướng thay đổi PM10.

So sánh các vị trí lấy mẫu đã chứng minh sự thống nhất tốt giữa nồng độ PM trong nhà và ngoài trời. Nồng độ PM2.5 (trong và ngoài trời) tương quan hơn so với PM10 tương ứng. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mối tương quan giữa nồng độ PM2.5 và PM10 trong thời gian lấy mẫu khác nhau.

Hình 3. 4. Sự biến thiên nồng độ bụi PM10 trong nhà và ngoài nhà tại theo giờ và theo tuần

3.2. BIẾN THIÊN NỒNG ĐỘ BỤI PM1.0, PM2.5, PM10 THEO THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Đánh giá sự biến thiên nồng độ bụi PM1.0, PM2.5, PM10 trong nhà tại một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)