.5 trong nhà tính trung bìn h3 tháng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự biến thiên nồng độ bụi PM1.0, PM2.5, PM10 trong nhà tại một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 46 - 49)

3.1.3. Biến thiên nồng độ bụi PM10 trong nhà so với ngoài nhà

Kết quả của sự thay đổi nồng độ bụi PM10 được thể hiện trong Hình 3.4. Giá trị của hàm lượng bụi PM10 trong các căn hộ đo được dao động từ 56 ug/m3 đến 207 ug/m3. Nồng độ PM10 cao nhất cũng xảy ra trong nhà. Tỷ lệ trung bình PM10 trong nhà và ngồi trời là 1,3. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu “Ơ nhiễm khơng khí trong nhà và ngồi trời bởi bụi (PM10,PM2.5, PM1.0) khi sử dụng các loại nhiên liệu đun nấu khác nhau” đã thực hiện tại Hà Nội bởi tác giả Hoàng Anh Lê và các cộng sự năm 2018 [3].

Mối quan hệ giữa nồng độ PM2.5 và PM10 trung bình trong 24 giờ trong khoảng thời gian lấy mẫu 3 tháng là khác nhau giữa các căn hộ. Trong căn hộ T11VOV Mễ Trì và T8 Mỹ Đình, xu hướng biến thiên ngồn độ bụi PM2.5 là một cơ sở tốt cho phép dự đoán dự nồng độ bụi PM10 (Hình 3.2 và Hình 3.3). Tuy nhiên, tại căn hộ T9VOV Mễ Trì và T9 Mỹ Đình sự biến thiên nồng độ PM10 khó có thể dự đốn thông qua sự biến thiên nồng độ PM2.5. Các mối quan hệ giữa nồng độ trong nhà và ngoài trời được giả định là một chức năng của mơi trường vi mơ gia đình. Mối tương quan cao giữa PM2.5 và PM10 cho phép dự đoán xu hướng thay đổi PM10.

So sánh các vị trí lấy mẫu đã chứng minh sự thống nhất tốt giữa nồng độ PM trong nhà và ngoài trời. Nồng độ PM2.5 (trong và ngoài trời) tương quan hơn so với PM10 tương ứng. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mối tương quan giữa nồng độ PM2.5 và PM10 trong thời gian lấy mẫu khác nhau.

Hình 3. 4. Sự biến thiên nồng độ bụi PM10 trong nhà và ngoài nhà tại theo giờ và theo tuần

3.2. BIẾN THIÊN NỒNG ĐỘ BỤI PM1.0, PM2.5, PM10 THEO THỜI GIAN

3.2.1.Biến thiên nồng độ bụi PM1.0 theo thời gian

Hình 3.5-3.3.6 thể hiện xu hướng trung bình nồng độ bụi PM1 trong 3 tháng

của điểm căn hộ T11VOV Mễ Trì và T8 Mỹ Đình, T9VOV Mễ Trì và T9 Mỹ Đình. Nồng độ bụi PM1.0 cao vào các khoảng thời gian 6-8h sáng và 18-19h đối với cả mẫu đo tại trong nhà và bên ngoài nhà với giá trị cao nhất là 110 µg/m3. Điều này có thể giải thích đây là khoảng thời gian giờ cao điểm đi làm và tan làm cũng như khung giờ nấu ăn của các hộ gia đình. Dựa vào các số liệu thực nghiệm thu được cho thấy nồng độ bụi PM1.0 biến đổi trong ngày thì nồng độ trong khu vực nấu ăn cao đột biến so với ngoài khu vực bên ngoài tại thời điểm nấu ăn.

Xét theo kiểu nhiên liệu nấu ăn (bếp gas và bếp từ), tại khu vực Mễ Trì lượng bụi PM1.0 trong nhà tại căn hộ sử dụng bếp gas tại điểm X3, X7 lần lượt là 63,5 ± 14,1 µg/m3 và 43 ± 16,3 µg/m3 nhìn chung tcao hơn căn hộ sử dụng bếp từ đo tại điểm X1 (43,5 ± 16,3 µg/m3), X5 (43 ± 19,8 µg/m3) (đường X3PM1 và đường X1PM1 trong hình 3.5). Trong khi hàm lượng bụi PM1.0 bên ngoài nhà tại 2 căn hộ này tương tự nhau (Đường biểu diễn X2PM1.0 và X4PM1.0 trong hình 3.5). Tại khu vực Mỹ Đình, theo số liệu ghi nhận cho thấy lượng bụi PM1.0 của căn hộ X7 xử dụng bếp gas hầu hết thấp hơn căn hộ X5 sử dụng bếp từ. Như vậy giả thiết đặt ra lượng bụi phát tán trong q trình nấu ăn khơng những phụ thuộc vào nhiên liệu và cịn có thể phụ thuộc vào cách thức nấu ăn, nguyên liệu đồ ăn và một số yếu tố khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự biến thiên nồng độ bụi PM1.0, PM2.5, PM10 trong nhà tại một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)