- Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại. - Về mẫu khảo sát: của nghiên cứu là 25 sinh viên (trong đó có 6 nam và 19 nữ) K56 hệ chất lượng cao của các Khoa Tài chính – Ngân hàng và Kế tốn trong trường Đại học Thương mại.
- Về thời gian: Các thông tin số liệu phản ánh trong nghiên cứu sẽ được lấy trong khoảng 3 tháng từ tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2020, vào đầu năm
học, khi các sinh viên năm nhất hệ chất lượng cao các khoa Tài chính – Ngân hàng và Kế toán bắt đầu học học phần Basic IELTS 1. Toàn bộ nghiên cứu sẽ được thực hiện trong 8 tháng từ tháng 8 năm 2020 đến ngày 30 tháng 3 năm 2021.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.
Nhóm can thiệp (Lớp 20751) được học tập kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống mặt đối mặt trên lớp (gồm: bài giảng, thảo luận, bài tập, tài liệu liên quan tới môn học…) với học trực tuyến (người học có thể xem video, đọc tài liệu, hồn thành những việc được phân cơng, thảo luận qua diễn đàn/ hội nhóm trên mạng, truyền thơng đa phương tiện, làm bài kiểm tra trực tuyến…). Trong khi đó, nhóm đối chứng (Lớp 20747) chỉ đơn thuần học theo phương pháp truyền thống trên lớp. Hai nhóm được yêu cầu làm một bài kiểm tra đầu khóa (Pre-test) và một bài kiểm tra cuối khóa (Post-test). Các dữ liệu từ điểm kiểm tra, câu trả lời phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn giúp tác giả tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng mơ hình học tập này trong việc nâng cao kết quả học tập học phần Basic IELTS 1 đối với sinh viên.
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của việc tổ chức dạy và học kết hợp đối với học phần Basic IELTS 1.
+ Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu có sẵn (dữ liệu thứ cấp): để tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, thống kê, mơ tả trên nền tảng dữ liệu và thông tin từ những tài liệu, bài viết hay các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về áp dụng mơ hình Blended Learning trong giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học do các tác giả, chuyên gia hoặc các nhà giáo dục khác nhau thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi sử dụng phiếu điều tra được sao in, phát cho sinh viên lớp thực nghiệm năm thứ nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao khoa Tài chính ngân hàng và khoa Kế tốn của trường Đại học Thương Mại để họ trả lời trực tiếp trên phiếu. Kết quả thu được từ bảng câu hỏi giúp nhóm tác giả tìm ra thực trạng sử dụng cơng nghệ thông tin cũng
như nhu cầu và thái độ của các em đối với mơ hình học tập kết hợp (Blended Learning).
- Phương pháp điều tra phỏng vấn sâu được thực hiện với chính 25 sinh viên trong lớp thử nghiệm nhằm giúp nhóm tác giả có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả của mơ hình này đối với sự tiến bộ từng kỹ năng của sinh viên; tìm hiểu những khó khăn, bất cập sinh viên gặp phải trong quá trình học thử nghiệm.
Sau khi được thu thập, số liệu định lượng sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm excel. Số liệu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung.
+ Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
- Dữ liệu định lượng được thu thập từ phiếu điều tra với các câu hỏi tập trung vào tìm hiểu thực trạng học IELTS 1 và đánh giá hiệu quả của mơ hình học tập kết hợp tới việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng cho sinh viên năm nhất theo chương trình đào tạo chất lượng cao trường đại học Thương Mại. Dữ liệu định lượng được tổng hợp, phân tích trên Excel và chuyển thành dạng phần trăm, bảng biểu và sơ đồ.
- Dữ liệu định tính được thu thập từ các cuộc điều tra phỏng vấn sâu được thực hiện trong các giờ giải lao, cuối giờ học để đánh giá mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu định lượng thu được qua phương pháp điều tra bảng hỏi. Dữ liệu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung.
7. Cấu trúc của bài nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm Phần mở đầu, Kết luận và ba chương với nội dung như sau:
Phần mở đầu trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm tính cấp
thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và kết cấu của đề tài.
Chương 1 tóm lược một số vấn đề lý luận về học tập kết hợp (Blended
Learning) trong giảng dạy. Chương này cũng tóm tắt tình hình nghiên cứu về những nghiên cứu áp dụng mơ hình học tập kết hợp trong giảng dạy tại Việt Nam.
Chương 2 trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên
như post-test giúp tìm hiểu tác dụng của mơ hình học tập BL đối với sinh viên trong việc nâng cao kết quả học tập Basic IELTS 1.
Chương 3 đưa ra các đề xuất để việc cách thức áp dụng mơ hình học tập BL
hiệu quả nhất trong việc nâng cao kết quả học tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên năm thứ nhất đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao, trường đại học Thương Mại.
Phần kết luận khái quát lại kết quả của nghiên cứu và tầm quan trọng của nghiên cứu trong việc nâng cao kết quả học Basic IELTS 1 cho sinh viên.
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Định nghĩa Blended Learning
Blended Learning (Hybrid model) hay còn gọi là “học tập kết hợp” là phương pháp học hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-Learning (Mobile Learning và Internet Learning). Đây chính là phương pháp cập nhật theo đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác (UB Academy, 2017). Thực tế, phương pháp học Blended Learning là sự kế thừa từ việc phát triển mơ hình học tập trực tuyến (E-Learning). Các tài liệu tham khảo về thuật ngữ “Blended Learning” được xuất hiện từ đầu thập niên 90, kể từ đó khái niệm này đã được thay đổi theo sự kết hợp của giáo dục truyền thống đặc thù và công nghệ (Friesen, 2012).
Dạy học kết hợp - "Blended Learning " (BL) là một thuật ngữ xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn". Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp:
(1) BL: là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) [Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002].
(2) BL: là kết hợp các phương pháp giảng dạy [Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002].
(3) BL: là kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt [Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002].
(4) BL: là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [Theo Alvarez (2005)].
(5) BL: để chỉ các mơ hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [Victoria L. Tinio].
Mơ hình kết hợp có thể được mơ tả như sau:
Hình 1. Sơ đồ mơ hình học tập kết hợp
Trong mơ hình này, người học tham gia vào q trình học tập bằng hình thức học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức hợp tác qua mạng Internet (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ ngoại tuyến, độc lập về không gian).
Ở Việt Nam, thuật ngữ này cũng khơng cịn xa lạ, tuy nhiên lại được diễn giải theo nhiều cách khác nhau và chưa chính xác. Đối với thuật ngữ tiếng Anh, theo Từ điển Longman, Blend được định nghĩa như sau “to combine diffirent things in a way that produces an effective or pleasant result” (kết hợp nhiều thứ khác nhau theo một cách nào đó để tạo ra kết q tốt hơn”. Cịn trong Từ điển Cambridge thì nói rằng Blend là trộn hoặc kết hợp cùng nhau (to mix or combine together). Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (Đề tài KC01.01/06-10 “Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm thiết yếu về xử lí tiếng nói và văn bản tiếng Việt” (VLSP), Đề tài thuộc Chương trình Khoa học Cơng nghệ cấp Nhà nước KC01/06-10. Chủ trì nhánh đề tài “Xử lí văn bản tiếng Việt”: thì kết hợp (v) là gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau; tích hợp (v) là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo
nên một hệ thống đồng bộ; hỗn hợp (a) gồm có nhiều thành phần, trong đó mỗi thành phần vẫn giữ được tính chất riêng của mình. Từ cách diễn giải theo cả từ điển tiếng Anh và tiếng Việt ta thấy rằng Blended Learning xét về bản chất của nó sẽ được hiểu là mơ hình học tập kết hợp, qua đó việc học trên lớp và việc học trực tuyến được tiến hành trong sự kết hợp và bổ trợ cho nhau (Phùng Huy, 2012). Với Blended Learning, sinh viên vẫn nhận được sự hướng dẫn trên lớp từ giảng viên và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác. Thêm vào đó, việc học sẽ được bổ sung các tài liệu học tập online (bao gồm e-book, hướng dẫn học, bài giảng điện tử…) và các hoạt động học tập online mang tính tự định hướng nhằm nâng cao tinh thần tự học của sinh viên.
Tóm lại, các khái niệm trên được đưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học.
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất.
1.2. Cấu trúc Blended learning
Theo khái niệm về B-learning, ta có thể khái quát cấu trúc của mơ hình dạy học này bao gồm hai thành phần chính đó là:
1) Dạy học truyền thống thông qua việc tương tác trực tiếp giữa GV – HS; HS – HS trên lớp học.
2) Dạy học trực tuyến qua việc ứng dụng ICT
Mặc dù, có một số quan điểm khác nhau đưa ra thành phần cấu trúc của B- learning bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng về cơ bản B-learning vẫn dựa trên hai yếu tố chính. Theo lý thuyết của các tác giả Keller, Gagné, Bloom, Merrill, Crark và Gery thì cấu trúc của B-learning bao gồm 5 thành phần chính, đó là:
(1) Học trên lớp hoặc học từ xa có sự hỗ trợ của GV: Hình thức học có sự hướng dẫn của GV và tất cả HS tập trung tại một thời điểm.
(2) Học trực tuyến: Hình thức học dựa vào kinh nghiệm của HS, HS tự hoàn thành nội dung học theo khả năng và thời gian của họ, như là quá trình học tập với sự giúp đỡ của máy tính và phần mềm trong đĩa CD hoặc dựa trên Internet.
(3) Học cộng tác: Đây được hiểu là mơi trường mà trong đó HS giao tiếp với nhau hoặc HS giao tiếp với GV thông qua thư điện tử, thảo luận theo chủ đề hoặc đối thoại trực tuyến.
(4) Đánh giá: Việc đánh giá có thể thực hiện trước khi HS tự học hoặc tham gia lớp học để xác định khả năng ban đầu. Việc đánh giá cũng có thể được thực hiện theo lịch trình của bài học hoặc theo các sự kiện trực tuyến nhằm đánh giá khả năng tiếp thu của HS.
(5) Tài liệu tham khảo: Các tài liệu tham khảo nhằm duy trì việc tự học và nâng cao khả năng tiếp thu thông qua các tài liệu bằng pdf, word, powerpoint.
1.3. Các mơ hình của Blended Learning
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học cũng như các giáo viên, giảng viên ở từng cấp học, các nhà giáo dục đã phát triển sáu mơ hình học tập kết hợp (Blended Learning).
1.3.1. Mơ hình blended face - to – face
Mơ hình này dựa trên mơ hình lớp học truyền thống. Thời lượng học trực tiếp với giảng viên là bắt buộc đối với mô hình này và các hoạt động học trực tuyến được sử dụng để bổ trợ kiến thức cho người học (A.J.O‟Connel, 2016). Đọc tài liệu, làm bài tập trắc nghiệm và các bài tập đánh giá khác đều được hoàn thành online, ở nhà. Mơ hình cho phép sinh viên và giảng viên có nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức, kĩ năng cũng như dành cho các hoạt động học tập đặc biệt như thảo luận và làm việc nhóm. Mơ hình này cũng đặc biệt phù hợp với những lớp học đa dạng, sinh viên có sự phân khúc khác nhau về khả năng nhận thức.
1.3.2. Mơ hình rotation (sự ln phiên)
Mơ hình quay vòng/luân phiên, đây thực chất là sự biến thể của mơ hình trạm học tập đã được các giáo viên, giảng viên sử dụng trong nhiều năm qua. Thời gian biểu được thiết lập để các học sinh, sinh viên vừa có thời gian học tập trực tuyến (thông qua các thiết bị điện tử trong lớp học) và học trực tiếp với giáo viên. Phương pháp này bao gồm ba mơ hình học tập nhỏ: station rotation (hốn đổi trạm), lab rotation (hoán đổi lớp học), individual rotation (quay vòng cá nhân) (A.J.O‟Connel,2016). Đối với mơ hình ln chuyển trạm yêu cầu sinh viên hoán đổi các trạm (trạm là các nhóm nhỏ học tập được giáo viên chia theo mục đích tìm hiểu
các phần nhỏ trong bài học) trong thời gian quy định theo hướng dẫn của giáo viên. Mơ hình luân chuyển lớp học yêu cầu học sinh, sinh viên phải thay đổi địa điểm học tập xoay quanh khn viên trường và mơ hình quay vòng cá nhân cho phép một học sinh, sinh viên được luân phiên thay đổi các hình thức học tập khác nhau theo lịch học tập. Mô hình này phù hợp với giáo dục bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông hơn là giáo dục bậc đại học.
1.3.3. Mơ hình flex
Mơ hình này chủ yếu dựa trên hướng dẫn giảng dạy trực tuyến, các giảng viên không chỉ đưa ra những hướng dẫn mà cịn đóng vai trị là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên. Tồn bộ chương trình học được người học truy cập qua các phần mềm học tập trực tuyến. Giảng viên phải xây dựng hệ thống bài giảng online, các phương pháp đánh giá kiểm tra trực tuyến. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các đối tượng vừa học vừa làm, thời gian trên lớp khơng nhiều.
1.3.4. Mơ hình lab school
Mơ hình cho phép sinh viên được tham gia các lớp học trực tuyến toàn thời gian trong suốt khóa học. Các giảng viên sẽ khơng tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp mà thay vào đó là các trợ giảng đã được đào tạo tham gia giải đáp thắc mắc cho sinh viên trên lớp.
1.3.5. Mơ hình self-blended
Mơ hình này cho phép sinh viên được tham gia học các môn học không nằm trong chương trình học của họ. Sinh viên vẫn tham gia các lớp học truyền thống nhưng sau đó có thể đăng kí tham gia học các môn học khác và tự học. (A.J. O‟Connel,2016).
1.3.6. Mơ hình online driver
Mơ hình này hồn tồn trái ngược với mơ hình học tập truyền thống. Sinh viên học tập từ xa và nhận hướng dẫn học tập thông qua nền tảng trực tuyến. Giảng viên là người thiết kế các bài giảng trực tuyến, các bài tập, bài đánh giá để sinh viên truy cập học tập trực tuyến. Sinh viên được giảng viên giải đáp thắc mắc qua việc hỏi đáp trực tuyến.
Mơ hình “học tập kết hợp” xuất phát từ các quốc gia phát triển sau khi họ triển khai chưa hoàn toàn thành cơng mơ hình E-Learning (học trực tuyến). Công
nghệ mang lại sự tiện nghi, sự chủ động và linh hoạt trong học tập của sinh viên tuy nhiên lại làm cho sinh viên sẽ dễ dàng mất đi động cơ học tập (nếu sinh viên không