CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Định nghĩa BlendedLearning
Blended Learning (Hybrid model) hay còn gọi là “học tập kết hợp” là phương pháp học hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-Learning (Mobile Learning và Internet Learning). Đây chính là phương pháp cập nhật theo đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác (UB Academy, 2017). Thực tế, phương pháp học Blended Learning là sự kế thừa từ việc phát triển mơ hình học tập trực tuyến (E-Learning). Các tài liệu tham khảo về thuật ngữ “Blended Learning” được xuất hiện từ đầu thập niên 90, kể từ đó khái niệm này đã được thay đổi theo sự kết hợp của giáo dục truyền thống đặc thù và công nghệ (Friesen, 2012).
Dạy học kết hợp - "Blended Learning " (BL) là một thuật ngữ xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn". Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp:
(1) BL: là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) [Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002].
(2) BL: là kết hợp các phương pháp giảng dạy [Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002].
(3) BL: là kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt [Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002].
(4) BL: là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [Theo Alvarez (2005)].
(5) BL: để chỉ các mơ hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [Victoria L. Tinio].
Mơ hình kết hợp có thể được mơ tả như sau:
Hình 1. Sơ đồ mơ hình học tập kết hợp
Trong mơ hình này, người học tham gia vào q trình học tập bằng hình thức học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức hợp tác qua mạng Internet (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ ngoại tuyến, độc lập về không gian).
Ở Việt Nam, thuật ngữ này cũng khơng cịn xa lạ, tuy nhiên lại được diễn giải theo nhiều cách khác nhau và chưa chính xác. Đối với thuật ngữ tiếng Anh, theo Từ điển Longman, Blend được định nghĩa như sau “to combine diffirent things in a way that produces an effective or pleasant result” (kết hợp nhiều thứ khác nhau theo một cách nào đó để tạo ra kết q tốt hơn”. Cịn trong Từ điển Cambridge thì nói rằng Blend là trộn hoặc kết hợp cùng nhau (to mix or combine together). Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (Đề tài KC01.01/06-10 “Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm thiết yếu về xử lí tiếng nói và văn bản tiếng Việt” (VLSP), Đề tài thuộc Chương trình Khoa học Cơng nghệ cấp Nhà nước KC01/06-10. Chủ trì nhánh đề tài “Xử lí văn bản tiếng Việt”: thì kết hợp (v) là gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau; tích hợp (v) là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo
nên một hệ thống đồng bộ; hỗn hợp (a) gồm có nhiều thành phần, trong đó mỗi thành phần vẫn giữ được tính chất riêng của mình. Từ cách diễn giải theo cả từ điển tiếng Anh và tiếng Việt ta thấy rằng Blended Learning xét về bản chất của nó sẽ được hiểu là mơ hình học tập kết hợp, qua đó việc học trên lớp và việc học trực tuyến được tiến hành trong sự kết hợp và bổ trợ cho nhau (Phùng Huy, 2012). Với Blended Learning, sinh viên vẫn nhận được sự hướng dẫn trên lớp từ giảng viên và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác. Thêm vào đó, việc học sẽ được bổ sung các tài liệu học tập online (bao gồm e-book, hướng dẫn học, bài giảng điện tử…) và các hoạt động học tập online mang tính tự định hướng nhằm nâng cao tinh thần tự học của sinh viên.
Tóm lại, các khái niệm trên được đưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học.
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất.