PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.5. Nguồn nước trong sản xuất TPCN
Trong sản xuất thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng, nước vơ cùng quan trọng, và được coi là nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất. Vì thế Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế đã quy định chất lượng nước trong cơ sở sản xuất thực phẩm. Đánh giá nguồn nước sử dụng ở 22 cơ sở sản xuất thực chức năng tại Thanh hóa được thể hiện ở hình 4.11
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn thực trạng nguồn nước sử dụng tại cơ sở.
Kết quả hình 4.11 cho thấy phần lớn các cơ sở sử dụng nước máy để sản xuất (18 cơ sở), 04 cơ sở sử dụng nước giếng khoan lọc RO. Điều này cũng là hợp lý bởi vì các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa mà một số huyện lớn của tỉnh Thanh Hóa đều được cung cấp nguồn nước sạch (nước máy) để sử dụng, bên cạnh đó vẫn cịn một số cơ sở do đặc thù ở các huyện miền núi, vẫn chưa được cung cấp nguồn nước sạch để sử dụng, đây cũng là một vấn đề cần quan tâm đối với các cơ quan chức năng. Điều tra này cho thấy mức độ sử dụng nước sạch tại các cơ sở cao hơn so với các báo cáo trước đây: tác giả Nguyễn Văn Lượng (2013) khi nghiên cứu nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến rượu (45% cơ sở sử dụng nước giếng khoan, 32% cơ sở sử dụng nước mưa dựng trong bể và 23% cơ sở sử dụng nước giếng khơi cho việc sản xuất rượu) [10]. Nghiên cứu của Chi cục ATVSTP Thanh Hóa năm 2013 khi điều tra thực trạng sử dụng nguồn nước trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cũng cho tỷ lệ số
cơ sở sử dụng nước máy cho sản xuất thực phẩm là thấp hơn.
Bên cạnh đó khi quan sát chúng tôi thấy hầu hết các sơ cở đều sử dụng đường ống cấp nước bằng chất liệu an tồn khơng gỉ sét. Bể chứa sạch, thau rửa thường xuyên. Hồ sơ lưu trữ có Hợp đồng mua bán nước và hóa đơn trả tiền nước trong 3 tháng gần nhất.