Hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

2.2. Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công

2.3.6. Hạ tầng kỹ thuật

Triển khai Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh về đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ứng phó với dịch Covid – 19, Ban đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm từng bước cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong Khu kinh tế Đông Nam, trọng tâm là hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc

các dự án đầu tư trọng điểm đang triển khai như VSIP, WHA, Hoàng Mai I..., tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh hạ tầng KCN, hạ tầng cảng biển phục vụ thu hút vốn đầu tư và cung cấp dịch vụ logistic.

Hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật chung của khu cơng nghiệp bao gồm hệ thống các cơng trình giao thơng nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các cơng trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp dần được cải thiện. Năm 2020, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KKT Đông Nam, các KCN đạt: 664,723 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN: 163,643 tỷ đồng đã được thanh toán (vốn trung ương 85,87 tỷ, vốn địa phương 77,77 tỷ đồng), nguồn vốn doanh nghiệp: 501,08 tỷ đồng. Tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nhằm tăng khả năng canh trạnh cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khi dịch chuyển cho các nhà đầu tư tư nhân.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý KKT Đông Nam coi việc đầu tư đầu tư hạ tầng tại các KCN là trọng tâm. Hằng tháng, Ban Quản lý KKT Đơng Nam chủ trì giao ban với các nhà đầu tư hạ tầng, qua đó lắng nghe và kịp thời xử lý, tháo gỡ những vướng mắc; những vấn đề cần thiết báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết kịp thời nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tập trung tháo gỡ những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, Ban Quản lý KKT thường xuyên giám sát việc đầu tư hạ tầng của các nhà đầu tư song song với việc cùng với chính quyền các huyện, thị xã thúc đẩy cơng tác giải phóng mặt bằng, nếu có vi phạm gì của nhà đầu tư thì báo cáo, xử lý kịp thời.

2.3.7. Nguồn nhân lực

Bên cạnh các ưu đãi tiền thuê đất, tiền thuê hạ tầng và các ưu đãi khác, tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 9 năm 2016, quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn. Trong đó có hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao động. Tỉnh Nghệ An khuyến khích các nhà đầu tư tiếp nhận lao động tại địa phương đã qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Trường hợp lao động địa phương đã được tiếp cận nhưng chưa qua đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, cần đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh thì được hỗ trợ kinh phí như sau:

Những dự án đầu tư sử dụng từ 50 lao động; hoặc từ 30 lao động nữ; hoặc lao động là người dân tộc thiểu số được tuyển dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 1 lần với mức

1.000.000 đồng/ 01 lao động đối với loại hình đào tạo nghề sơ cấp và 3.000.000 đồng/ 01 lao động đối với loại hình đào tạo nghề trung cấp hoặc lao động sử dụng công nghệ kỹ thuật cao trở lên…

Các doanh nghiệp KCN tự ứng trước kinh phí để thực hiện việc đào tạo và sẽ được UBND tỉnh quyết định hoàn trả lại trực tiếp cho doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ thanh tốn được Sở Tài chính thẩm định.

Nguồn kinh phí hỗ trợ này được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thường xuyên của tỉnh và Trung ương. Hàng năm, Ban Quản lý các KCN Nghệ An phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo rà sốt các đối tượng được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo các điều kiện trên và tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ gửi Sở Tài chính để Sở Tài chính báo cáo với UBND tỉnh và Bộ Tài chính cân đối hỗ trợ từ các nguồn vốn trên trong kế hoạch hàng năm theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nơng thơn.

Từ kết quả phân tích cho thấy, một thực tế đáng lo ngại là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khơng những thiếu lao động có chun mơn kỹ thuật cao mà cịn thiếu cả lao động phổ thơng. Ngun nhân có thể dễ hiểu là do mơi trường làm việc cịn chưa an toàn, độc hại, tiền lương và đãi ngộ cịn thấp cho đến khơng lơi cuốn được lực lượng lao động có tay nghề. Tuy các KCN đã có nhiều biện pháp để khắc phục như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc cho công nhân; nâng cao mức lương… Tuy vậy, tại các KCN cho đến nay vẫn thiếu lực lượng lao động một cách trầm trọng. Do đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu thị trường đã được quan tâm hơn trước nhiều, nhưng q trình phát triển vẫn cịn nhiều bất cập ở nhiều cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sự thiếu hụt lao động trình độ cao đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sản xuất tại các KCN, đặc biệt là quá trình thu hút các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)