CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
3.2. Các giải pháp hồn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển các KCN
Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phát triển của Trung ương và của tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở các các đê trương rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa giới hành chính, khơng gian đơ thị... một cách đồng bộ và phù hợp, không để lạc hậu, chồng chéo trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư gắn với bảo đảm bền vững môi trường sinh thái.
Xây dựng chi tiết các ngành, lĩnh vực, nhất là các vùng kinh tế, KCN và đô thị mới theo hướng mở để có thể bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch không chỉ là trách nhiện của tỉnh, của huyện và của ngành mà còn là trách nhiệm của các xã, phường, thị trấn và của toàn dân. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải theo hướng công khai, dân chủ, mở rộng đối tượng tham gia góp ý kiến và phản biện quy hoạch, tăng cường chỉ đạo quản lý thực hiện đúng quy hoạch.
- Để phát triển KCN có hiệu quả, việc phát triển KCN phải đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với xây dựng và phát triển các cơng trình hạ tầng kỹ thuật chung của địa phương như hệ thống giao thơng, bưu chính viễn thông, nhà máy nước sạch, điện, giải quyết các vấn đề mơi trường, khu dân cư, các cơng trình phúc lợi cơng cộng, các vấn đề xã hội khác... mà
những cơng trình đó là tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đơ thị công nghiệp. Việc phát triển KCN cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển hạ tầng nói chung và khả năng thu hút vốn đầu tư. Phân bố và hình thành các KCN phải đạt hiệu quả cao và bền vững xét trên cả phương diện kinh tế, xã hội, tự nhiên và mơi trường. Nhìn chung, phần lớn những ngun tắc nêu ra còn nguyên giá trị, chỉ cần bổ sung một số thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình mới:
+ Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng. Quy mô KCN và quy mơ xí nghiệp cơng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm cơng nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.
+ Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm.
+ Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lương thích hợp. + Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển ở những nơi có điều kiện.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư.
- Phát triển KCN cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành, nghề đầu tư vào KCN, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội... là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN, thậm chí cịn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Ngược lại, quy hoạch phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ và các địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển KT-XH nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp... không hiệu quả.
Trong thời gian tới, ngồi KKT Đơng Nam cần phát triển thêm một số KCN nhằm thu hút các ngành cơng nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da-giầy, điện tử-tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng; thu hút vốn đầu tư vào cơng nghiệp nặng như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả; tạo điều kiện để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện
tử, tự động hố. Trong thời gian tới sớm hình thành một số KCN vừa và nhỏ để phát triển mạnh cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn. Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào các KCN.
- Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút vốn đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị công nghiệp.
Thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập. Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các KCN đã được thành lập, UBND tỉnh chủ động đề xuất phương án xử lý đối với các KCN theo các hướng sau:
+ Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút vốn đầu tư tốt, triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN.
+ Đối với các KCN gặp khó khăn trong q trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN không triển khai được do chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN thiếu năng lực hoặc có những khó khăn khác thì kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ thay đổi chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Trường hợp KCN khơng có triển vọng phát triển, cần kiên quyết xem xét rút giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Cơng khai hóa quy hoạch phát triển KCN. Quy hoạch phát triển KCN sau khi được duyệt phải được cơng bố rộng rãi để các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện, để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước. Cơng khai hố quy hoạch phát triển KCN sẽ gặp phải một số trở ngại sau:
+ Tính pháp lý của quy hoạch, Nhà nước phải chịu trách nhiệm trong các thời hạn nhất định, sự thay đổi quy hoạch có bồi thường thiệt hại.
+ Tính nhạy cảm của dân chúng ngồi hàng rào KCN sẽ có xu hướng tràn về và vào đất quy hoạch để hy vọng được bồi thường trong tương lai.
+ Quản lý quy hoạch cụ thể và đồng bộ hơn.
Do đó Nhà nước sớm ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý quy hoạch để việc cơng khai hóa quy hoạch phát triển KCN được thực hiện được tốt.
Công tác lập quy hoạch gắn với liên hệ vùng và khả năng liên kết kinh tế, rà soát đưa ra khỏi danh mục những KCN có lợi thế so sánh kém, đề xuất bổ sung những KCN mới có lợi thế so sánh tốt và thuận lợi trong triển khai.
Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An cũng như cơ hội kết nối với các địa phương khác trong vùng kinh tế và phát triển hạ tầng cơ sở. Từ đó kết nối các KCN theo quy hoạch đã duyệt; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng đa dạng hóa, chuyên nghiệp hơn; Xây dựng, triển khai đồng bộ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cùng với nhà đầu tư tiến hành truyền thông cho KCN, thu hút các đối tác chiến lược và các nhà đầu tư lớn để đảm bảo tính bền vững cho phát triển KCN.