Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở nước ta từ 2016 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh sơn la (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ở nước ta từ 2016 đến nay

Năm 2016 đã được Chính phủ quyết định lấy là Năm Quốc gia khởi nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung ương Đồn đã xây dựng Chương trình hỗ trợ thanh niên Việt Nam khởi nghiệp, giai đoạn 2016-2020. Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, sự vào cuộc của các địa phương, các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên thời gian qua đã diễn ra rất sôi nổi. Nhiều cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp được tổ chức; nhiều dự án khởi nghiệp đã được hình thành, triển khai; một số trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp xây dựng và đi vào hoạt động. Kết quả đạt được đã tạo ra tâm thế tích cực cho những người hỗ trợ khởi nghiệp và những người tham gia khởi nghiệp sáng tạo. Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp xác định hướng đến 3 nhóm đối tượng chính. Thứ nhất là các bạn sinh viên, thứ hai là nhóm thanh niên nơng thơn, thứ ba là các doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp. Đây là ba nhóm đối tượng đột phá, được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên thời gian tới.

Bảng 2.1. Một số chính sách liên quan đến hoạt động khởi nghiệp

Số

TT Số/ký hiệu Ngày ban hành Thể loại văn bản Trích yếu văn bản Cơ quan ban hành Ghi chú 1 19-2016/NQ- CP 28/4/2016 Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020 Chính phủ 2 35/NQ-CP 16/5/2016 Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 Chính phủ 3 844/QĐ-TTg 18/5/2016 Quyết định

về việc phê duyệt đề án “Hỗ

trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025

Thủ tướng Chính Phủ

4 04/2017/QH14 12/6/2017 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc hội 5 38/2018/NĐ- CP 11/3/2018 Nghị định

Quy định chi tiết về đầu tư cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Chính phủ 6 1665/QĐ-TTg 30/10/2017 Quyết định phê duyệt đề án “Hỗ trợ học

sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 Thủ tướng Chính phủ 7 171/QĐ- BKHCN 7/2/2017 Quyết định

phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ

hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 Bộ Khoa học công nghệ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua báo cáo hàng năm của Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp – sYs và báo cáo kết quả thực hiện đề án 844 của Bộ khoa học và

công nghệ; cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp https://Moj.gov.vn)

Bảng 2.1 cho thấy thời gian gần đây một số chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành đã quy định tương đối đầy đủ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đặc biệt, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đã được phép thành lập, tạo điều điện cho thanh niên khởi nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm đối tác hỗ trợ để đưa ý tưởng của mình vào thực tiễn.

Trong quá trình khởi nghiệp, thanh niên thường phải đối diện với những khó khăn về cơ chế chính sách, nguồn vốn và thiếu kiến thức, kỹ năng. Để giúp thanh niên có đầy đủ thơng tin, các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đang tích cực tham gia tháo gỡ những khó khăn này thơng qua việc hàng năm tổ chức các cuộc thi như: Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn (từ năm 2017); thành lập Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (năm 2017); các chương trình đào tạo khởi nghiệp… đã tạo cơ chế tập hợp những thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp; mời gọi các nhà quản lý, các doanh nghiệp để tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho thanh niên.

Chính phủ đã đồng ý giao cho Trung ương Đoàn thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, qua đó từng bước giúp tháo gỡ khó khăn cho thanh niên trong quá trình khởi nghiệp. Đồng thời, Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc rà sốt, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hình thành, phát triển.

Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019) trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Trung tâm có

chức năng chính là thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới

sáng tạo, góp phần đổi mới mơ hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và cơng nghệ. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng quyết định thành lập

Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc Gia (Quyết định số 416/QĐ-BKHCN

ngày 04/3/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ), nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ

hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (theo đề án 844). Đây chính là

điều kiện cần thiết để kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia với các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới.

Có thể thấy, hệ thống chính sách đã được Chính phủ từng bước hồn thiện, do đó các đối tượng khởi nghiệp cần chủ động triển khai những ý tưởng, sản phẩm, mơ hình mới của mình; sáng tạo trong cách thức huy động, sử dụng vốn; góp phần phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có khoảng 1 triệu doanh nghiệp. Mức độ thành cơng trong khởi nghiệp sáng tạo sẽ góp phần quyết định những mục tiêu xa hơn cho thanh niên.

Nhìn chung, thuật ngữ khởi nghiệp cịn khá mới ở Việt Nam nên cho đến nay các văn bản pháp lý về hoạt động khởi nghiệp vẫn còn thiếu cụ thể, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… Đây là những quy định cơ bản đối với các cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ nhằm tạo ra và hồn thiện cơng nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra; quy định chi tiết về cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế thành lập, quản lý và hoạt đông của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Cụ thể hơn thì Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã có các quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và quy định tạm thời

xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia đến 2025”. Đây là những văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ startup

thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ

hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.

Ở góc độ địa phương, đa số các tỉnh đều ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg, nhưng đa phần mới dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến về phong trào khởi nghiệp, chưa rõ về cơ chế, nguồn lực hỗ

định số 884/QĐ-TTg. Một số ít tỉnh có xác định rõ về nguồn lực để thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng cịn chiếm tỷ trọng rất thấp chưa đáp ứng với nhu cầu của thanh niên.

Ngồi ra, cịn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có liên quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này khơng có liên hệ nào với Đề án 844 và mục tiêu đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh doanh (không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về

phạm vi, các hỗ trợ trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phần cho khởi nghiệp sáng tạo, như: Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm

2025” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”…

Các chính sách này đã đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển startup trong phạm vi tồn quốc và từng địa phương. Các chính sách này khơng có giá trị áp dụng bắt buộc (khơng phải quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển khai các hoạt động trong thực tế để thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp.

Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng; chính sách thuế và đất đai

Mặc dù chưa có Luật chuyên biệt về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tuy nhiên các cơ chế hỗ trợ về vốn, thuế suất, đất đai có thể vận dụng theo một số văn bản như: Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo… quy định như sau

(Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa) như sau: “Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của Doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư; Căn cứ ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc: Khoản vốn đầu tư từ ngân sách địa phương

không quá 30% tổng vốn đầu tư mà Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo huy động được từ các Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn; Tiến hành chuyển nhượng vốn đầu tư cho NĐT tư nhân trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm góp vốn đầu tư...”

Liên quan tới vấn đề ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể áp dụng các ưu đãi thuế được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được

sửa đổi năm 2014) theo đó, áp dụng thuế suất 10% - 17% trong thời gian từ 10 đến

15 năm tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp. Về lâu dài cần bổ sung các quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất có kỳ hạn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo tinh thần đề án 844.

Chính sách về thương mại hóa sản phẩm và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định: Chính phủ khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 khẳng định rõ hơn: Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình. Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao được áp dụng chính sách một giá về dịch vụ công do Nhà nước quy định,…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh sơn la (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)