Đánh giá chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh sơn la (Trang 73 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la

2.2.5. Đánh giá chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Về cơ bản, các chính sách đã được UBND tỉnh Sơn La thực hiện đầy đủ, đúng mực. Để đánh giá chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 16 người thuộc UBND tỉnh (3 người), Sở tài chính (1 người), Kho bạc nhà nước tỉnh (1 người), Sở Kế hoạch đầu tư (1 người), Tỉnh đoàn (1 người), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Sơn La (1 người), Đại học Tây Bắc (1 người), Sở Công Thương (1 người) và 6 người là thanh niên đã xây dựng mơ hình khởi nghiệp.

Bảng 2.6: Đánh giá của người phỏng vấn về bộ máy hỗ trợ Tiêu chí Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ lựa chọn phương án (%) Khơng tốt Trung bình Tốt Việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ thanh

niên khởi nghiệp ln nhận được sự quan tâm sát sao từ phía các cơ quan có thẩm quyền

16 0 0 100,00

Việc tổ chức kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan

16 25,00 18,75 56,25

Cảm nhận của đồng chí về sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

16 12,50 43,75 43,75

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Các câu hỏi cho thấy, tất cả người phỏng vấn đều cho rằng các cơ quan trong tỉnh đã quan tâm đến chính sách khởi nghiệp của thanh niên. Điều này thể hiện trong cơng báo của tỉnh, cũng như các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ… Tuy nhiên, khi đánh giá về việc thực thi các chính sách này thì có đến 25% số người cho rằng: các cơ quan tuy ủng hộ nhưng thực thi rất chậm, ví dụ như việc giải ngân vốn qua Sở Tài chính, hoặc việc hỗ trợ của Sở Công Thương đa phần chỉ hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hội chợ tại tỉnh, cịn tỉnh ngồi thì khơng có hỗ trợ.

Việc phối hợp, tuy các đánh giá cho rằng đã tốt hơn (chỉ có 2/16 người cho rằng khơng tốt), nhưng số người đánh giá trung bình lên đến 43.75%. Điều này cho thấy, việc phối hợp các hoạt động của các cơ quan trong tỉnh vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

Bảng 2.7: Đánh giá của người phỏng vấn về các chính sách thực hiện Tiêu chí Số người Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ lựa chọn phương án (%) Khơng đồng ý Trung bình Đồng ý Chính sách hỗ trợ về vốn đối với thanh

niên khởi nghiệp mang lại kết quả tốt 16 50 25 25 Chính sách hỗ trợ về thuế, đất đai đối với

thanh niên khởi nghiệp mang lại kết quả tốt 16 0 0 100 Chính sách hỗ trợ về thương mại hóa sản

phẩm đối với thanh niên khởi nghiệp mang lại kết quả tốt

16 25 50 25

Các chính sách được thực hiện đồng bộ 16 75 25 0

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Một điều dễ thấy là tất cả người được hỏi đều cho rằng chính sách về thuế và đất đai đối với thanh niên khởi nghiệp đều được thực hiện tốt. Nguyên nhân là các chính sách về thuế được kê trực tuyến nên thực hiện nhanh. Sở Tài chính cịn hỗ trợ cả phần mềm kê khai thuế. Tuy nhiên, câu hỏi về chính sách vốn thì khơng như thế. Tất cả thanh niên khởi nghiệp (6/16 người) cho rằng họ chưa đủ vốn từ các bên hỗ trợ. Tỉnh Đoàn và Liên hiệp hội phụ nữ cũng cho rằng nguồn vốn là quá ít, nhưng người trả lời thuộc sở Công thương và Sở Tài chính cho rằng họ đã làm hết khả năng của mình – khi mà cịn q nhiều khu vực khác cần nguồn vốn nhà nước hỗ trợ. Do vậy, nguồn vốn vẫn là vấn đề nổi cộm, khi tất cả các bên không thể đáp ứng nhu cầu của nhau: thanh niên muốn hỗ trợ quá nhiều, nhưng nguồn từ nhà nước không đủ, các ngân hàng thì đương nhiên khơng thể tài trợ cho tất cả nguồn vốn.

Đối với chính sách thương mại hóa, thì điều đáng nói là người trả lời thuộc trường Đại học Tây Bắc, Sở Công Thương, 2 người thuộc tỉnh ủy cho rằng chưa tốt, khi chưa liên kết được nhiều, nhưng bản thân người khởi nghiệp lại cho rằng họ đang được hỗ trợ tốt: được hỗ trợ đăng kí chỉ dẫn địa lý, khơng mất phí tham gia hội

chợ trong địa bản tỉnh. Do vậy, vấn đề “tầm nhìn” đang là khía cạnh phải xem xét: bản thân tỉnh thì muốn tiến xa hơn, nhưng thanh niên khởi nghiệp thì lại chỉ muốn phát triển trước hết ở địa phương – nên có đến 25% số người đánh giá câu hỏi này tốt, và cũng số đó người cho rằng chính sách của tỉnh khơng tốt.

Tổng kết lại, thì 75% tổng số người được hỏi cho rằng chính sách của tỉnh đang được thực hiện một cách manh mún, tức là mạnh sở nào sở đó làm. Bản thân vấn đề địa lý tại Sơn La đã làm cho chính sách càng khó thực hiện: tỉnh chỉ có thể thực hiện tốt chính sách thuế, chính sách đất đai, các chính sách khác khó có thể làm do quá xa khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc nên khó gọi vốn. Bản thân tại Sơn La, số lượng thanh niên khởi nghiệp cũng không nhiều nên việc liên kết nhà nước – nhà khoa học (thuộc Đại học Tây Bắc) – nhà doanh nghiệp (đã tồn tại lâu) – thanh niên khởi nghiệp cũng rất khó có thể đạt được như yêu cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh sơn la (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)