Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh sơn la (Trang 76 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên

trên địa bàn tỉnh sơn la

Từ khi xây dựng đến tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, có thể thấy có một số nhân tố ảnh hưởng như sau:

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, Sơn La nằm ở vùng Tây Bắc nước ta, địa hình mang tính chia cắt, lại chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên nên khó có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp. Bản thân tỉnh cũng cịn khó khăn về kinh tế nên khó có thể có tiền tài trợ cho các hoạt động khởi nghiệp, cũng như thu hút vôn của các nơi về đầu tư phát triển trên địa bàn.

Thứ hai, về quan điểm của UBND tỉnh cũng như các cơ quan trong tỉnh: Tỉnh ln chú trọng q trình khởi nghiệp của thanh niên, do đó đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực thi chính sách. Bản thân tỉnh cũng đã giao cho một số các đơn vị như Tỉnh đoàn Sơn La, hội Liên hiệp phụ nữ… để hỗ trợ thanh niên có vốn, có kiến thức để thực hiện. Các đơn vị trong tỉnh như tỉnh đồn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Cơng thương đã tiến hành hỗ trợ về thương mại hóa các kết quả của thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, những hỗ trợ này chưa được nhiều do nguồn vốn còn hạn hẹp.

Thứ ba, khả năng ứng dụng công nghệ cũng như hiểu biết của thanh niên khởi nghiệp còn hạn chế. Hiện tại, các hoạt động khởi nghiệp vẫn mang tính tự phát rất cao, tập trung vào các ngành nghề truyền thống hoặc mang tính chất thủ cơng. Mặc dù tỉnh đã có những hỗ trợ nhất định, nhưng do sự nghèo nàn về vốn, về tính chất rủi ro của hoạt động khởi nghiệp nên vẫn chưa có đà để thanh niên tạo thành một mạng lưới. Bản thân tỉnh cũng có hội liên hiệp các doanh nghiệp, nhưng phải là các doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển ít nhất 5 năm, cịn thanh niên thì chưa được tham gia vào khối này. Trường Đại học Tây Bắc cũng đã thực hiện nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ (trong đó quan trọng nhất là các đơn đặt hàng của UBND tỉnh), song hoạt động này vẫn còn chưa phát huy được hết hiệu quả mong muốn đối với thanh niên.

Thứ tư, nguồn vốn chi cho thanh niên khởi nghiệp không nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này có thể thấy từ 2 phía. Thứ nhất, bản thân nguồn vốn của tỉnh rất ít – lại phải chi cho quá nhiều các hoạt động như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, nguồn để tài trợ cho thanh niên khởi nghiệp khơng cịn nhiều. Mặc dù tỉnh đồn đã có nhiều hỗ trợ như kết nối các ngân hàng, hỗ trợ về kĩ thuật nhưng chưa đạt được yêu cầu. Thứ hai, từ bản thân thanh niên khởi nghiệp cũng chưa có được thói quen quản lý tài chính cá nhân, nên khởi nghiệp mang tính tự phát, khơng lâu dài nên khơng thể tiếp cận được các nguồn tín dụng ngân hàng hay tín dụng chính sách.

Cuối cùng, do sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực chất lượng cao. Bản thân thanh niên khởi nghiệp được đánh giá là nguồn nhân lực tốt nên thường ở lại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng… để lập nghiệp chứ khơng về Sơn La (do những điều kiện khó khăn). Thêm vào đó, trong giai đoạn đầu, vì thiếu vốn và kinh nghiệm nên họ cần ở lại các khu đô thị để tích lũy nguồn lực nên khó quay về. Một số thanh niên khi quay về thì lại quá tuổi thanh niên, nên không được hỗ trợ nữa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bản tỉnh sơn la (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)