Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát tài chính là một quá trình liên tục và đặc thù trong từng giai đoạn song cần phải nằm trong một chiến lƣợc với các nguyên tắc và quan điểm đảm bảo tính thƣờng xuyên, liên tục, linh hoạt trong đó phải phát huy đƣợc vai trò hỗ trợ các tổ chức đƣợc giám sát thực hiện đúng các chính sách.
Muốn đạt đƣợc điều đó thì đòi hỏi khuôn khổ pháp lý, cơ chế phối hợp cũng nhƣ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần phải đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn nhất định.
38 2.2.3.1. Yêu cầu đối với khuôn khổ pháp lý
- Tính thống nhất, đồng bộ: các văn bản pháp luật bao gồm các văn bản pháp quy, chính sách và cơ chế tài chính, tiền tệ, tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm phải đƣợc xây dựng một cách đồng bộ. Đồng thời, quy trình ban hành các văn bản này phải gắn chặt và thống nhất với quy trình thanh tra, giám sát.
- Tính toàn diện, hiệu quả và khả thi: khuôn khổ pháp lý phải đảm bảo không bỏ sót các đối tƣợng giám sát, không để lộ các khe hở; phƣơng pháp thanh tra giám sát phải không ngừng hoàn thiện và cải tiến. Bởi lẽ các đối tƣợng giám sát luôn vận động và phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
- Khuôn khổ pháp lý phải đảm bảo thẩm quyền đầy đủ và có hiệu lực cho cơ quan giám sát: tại Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia mặc dù mang trọng trách nhƣng do không có thẩm quyền đầy đủ, toàn diện và hieeuj lực nên đã, đang và sẽ khó có thể thực hiện nhiệm vụ. Giám sát tài chính hợp nhất cần phải có sự độc lập cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
2.2.3.2. Sự phối hợp và tính liên thông
Sự phối hợp và tính liên thông là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các mô hình giám sát tài chính. Mô hình giám sát tài chính hợp nhất mặc dù đã giảm thiểu đƣợc nhiều vấn đề về phối hợp hành động so với mô hình giám sát phân tán tuy nhiên ngay trong nội bộ cơ quan giám sát hợp nhất vẫn cần phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp giữa các mảng giám sát khác nhau. Có đảm bảo đƣợc sự ổn định và hợp lý trong toàn bộ hệ thống thì mô hình hợp nhất mới đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
2.2.3.3. Năng lực cảnh báo, dự báo
Giám sát tài chính muốn hiệu quả phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về năng lực dự báo, cảnh báo về thông tin, con ngƣời,v..v… nhằm mục tiêu:
39
- Phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm và lạm dụng khe hở thị trƣờng.
- Nhận diện những bất ổn và xu hƣớng không lành mạnh trên thị trƣờng từ đó đƣa ra những ứng phó về chính sách nhằm can thiệp, điều chỉnh một cách kịp thời và hợp lý.
- Nhận diện rủi ro hệ thống và cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính. 2.2.3.4. Yêu cầu về nguồn nhân sự
Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu cảnh báo, dự báo nói trên, nhân sự đòi hỏi phải chuyên nghiệp và đủ năng lực. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hệ thống giám sát tài chính Việt Nam thiếu hụt nhân lực có đủ năng lực để bổ sung cho các vị trí từ cấp chiến lƣợc tới cấp sách lƣợc và cấp tác nghiệp và vẫn tiếp tục tăng lên nếu vấn đề đào tạo, phát triển nhân lực không đƣợc quan tâm đúng mực.
Nếu nhƣ nói mô hình tổ chức là bộ khung thì con ngƣời chính là linh hồn của bộ khung đó. Bởi vậy đối với một mô hình giám sát tài chính vận hành hiệu quả, thông suốt thì nhân lực giám sát tài chính chuyên nghiệp là yếu tố sống còn.
Với mục tiêu hƣớng tới một mô hình giám sát tài chính hợp nhất trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực của hệ thống giám sát tài chính là nắm vững kiến thức vĩ mô, kiến thức tài chính, kiến thức chuyên sâu về giám sát tài chính, thành thạo ngoại ngữ và tin học.
2.2.3.5. Yêu cầu về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
- Đảm bảo tính đồng bộ của công nghệ. Cần thận trọng nghiên cứu mức độ tác động của hệ thống công nghệ thông tin mới tới các tổ chức tài chính và sự đồng bộ của hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan giám sát tài chính với các tổ chức tài chính. Chiến lƣợc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho giám sát tài
40
chính phải thực hiện thận trọng, từng bƣớc, sau mỗi bƣớc cần xem xét đánh giá lại trƣớc khi chuyển sang bƣớc tiếp theo.
- Đảm bảo dữ liệu được quản lý hiệu quả theo từng khu vực, từng chức năng và xây dựng kho dữ liệu. Kho dữ liệu phải đƣợc sử dụng và khai thác hiệu quả, tối ƣu hóa việc phân tích dữ liệu mới và hiện đại.
- Phải thuận tiện cho người sử dụng đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật. Một trong những vai trò quan trọng của công nghệ thống tin trong giám sát tài chính là đảm bảo thông tin đến với ngƣời sử dụng nhanh chóng và thuận tiện nhất nhƣng vẫn đảm bảo tính bảo mật và cá nhân hóa cao.
2.2.3.6. Một số nguyên tắc và chuẩn mực khác
Trong quá trình xấy dựng và vận hành hệ thống giám sát tài chính hợp nhất cần phải tuân thủ một số chuẩn mực chung đã đƣợc kiểm nghiệm sau:
- Nguyên tắc phát triển bền vững: đây là mục tiêu phát triển mà cộng đồng các cơ quan, tổ chức giám sát tài chính trên thế giới đang đặt lên hàng đầu kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các nguyên tắc phát triển bền vững nhƣ sau:
(i) Phát triển hài hòa và gắn kết lợi ích dài hạn của mọi thành viên tham gia thị trƣờng tài chính.
(ii) Phát triển hài hòa và gắn kết lợi ích của các khu vực thị trƣờng trong tổng thể thị trƣờng tài chính
(iii) Xây dựng nhận thức cho các nhà đầu tƣ và các thành viên thị trƣờng về vai trò quyết định của họ trong phát triển bền vững thị trƣờng tài chính. (iv) Hƣớng tới chuyển hóa các giá trị của phát triển bền vững vào các phƣơng
thức đánh giá doanh nghiệp trên thị trƣờng.
- Giám sát tài chính phải phù hợp với đặc thù nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước. Với một thị trƣờng tài chính mới phát triển và tiềm tang nhiều rủi ro
41
nhƣ Việt Nam thì không thể phụ thuộc vào cơ chế tự quản, chế độ công bố thông tin tự nguyện và việc thực thi giám sát của các định chế thị trƣờng. Hoạt động giám sát của tổ chức tự quản chỉ nên giới hạn trong phạm vi thành viên tổ chức và thị trƣờng mà tổ chức đó vận hành. Giám sát tài chính hợp nhất cần đảm bảo hoạt động giám sát mỗi khu vực của thị trƣờng phải nằm trong tổng thể giám sát thị trƣờng tài chính nói chung. Cùng với đó, mối tƣơng quan và liên hệ giữa các khu vực thị trƣờng phải đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, đánh giá, dự báo những thay đổi và tác động của chúng một cách kịp thời.
- Hợp tác quốc tế chặt chẽ trong giám sát thị trường tài chính. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hợp tác khu vực và quốc tế của các cơ quan giám sát tài chính giúp các nƣớc thực hiện đƣợc mục tiêu. Mở cửa thị trƣờng theo các cam kết quốc tế cũng kèm theo các rủi ro xuyên biên giới của các hoạt động tài chính giữa các thị trƣờng tài chính. Bởi vậy hợp tác quốc tế trong giám sát tài chính cần hƣớng tới:
(i) Hợp tác trong khu vực và quốc tế nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc nhằm xây dựng những chuẩn mực và tiêu chí chung trong giám sát thị trƣờng tài chính quốc gia và quốc tế.
(ii) Hợp tác trong khu vực và quốc tế nhằm xây dựng khuôn khổ trao đổi thông tin và phối hợp trong việc phát hiện, phòng ngừa, quản lý rủi ro, xử lý nguy cơ khủng hoảng do các rủi ro xuyên quốc gia mang lại.
(iii) Hợp tác quốc tế nhằm hài hòa hóa khuôn khổ luật pháp làm căn cứ pháp lý và trực tiếp diều chỉnh hoạt động giám sát trên thị trƣờng tài chính, tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trƣờng tài chính.
Đối với Việt Nam, ngoài các mục tiêu trên, hợp tác quốc tế còn mang lại những lợi ích to lớn trong trao đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cƣờng năng lực thể chế cho cơ quan giám sát tài chính.
42
KẾT LUẬN
Những tồn tại và bất cập của thị trƣờng tài chính Việt Nam trên cả ba mảng thị trƣờng gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm chƣa đƣợc phát hiện và khắc phục kịp thời hoặc nếu đƣợc phát hiện thì cũng đã khá muộn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này song một phần không nhỏ là do hệ thống giám sát tài chính và khuôn khổ pháp lý cho giám sát tài chính còn nhiều bất cập, chƣa theo kịp sự phát triển chung của nền kinh tế. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng mô hình giám sát tài chính theo chuyên ngành và gặp nhiều vấn đề về cơ chế phối hợp, điều phối chƣa đầy đủ, thiếu hiệu quả và tồn tại nhiều khe hở.
Hiện nay trên thế giới có bốn mô hình giám sát tài chính phổ biến đó là: (1) Mô hình giám sát theo thể chế hay mô hình giám sát phân tán theo chuyên ngành, (2) Mô hình giám sát theo chức năng, (3) Mô hình giám sát lƣỡng đỉnh, (4) Mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Từ những đánh giá khái quát về các mô hình này và về thực trạng giám sát tài chính tại Việt Nam có thể thấy sự cần thiết đổi mới mô hình giám sát phân tán hiện tại sang mô hình giám sát tài chính hợp nhất ở nƣớc ta.
Bài niên luận đã tiến hành tổng hợp thông tin và đƣa ra bức tranh bao quát về các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và thực trạng hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam. Từ việc đánh giá các hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế đó, bài viết nhận diện những thách thức và những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng và đổi mới hoạt động giám sát tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, chuyên môn, dung lƣợng và các tài liệu tham khảo, niên luận vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phân tích sâu hoặc hẹp hơn trong từng khía cạnh, trƣờng hợp cụ thể để đƣa ra những nhận định sâu hơn về hệ thống giám sát tài chính quốc gia sẽ là hƣớng nghiên cứu tiếp theo hợp lý cho đề tài này.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Tô Ngọc Hƣng (2010), Hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), Rủi ro của các định chế tài chính trung gian: vấn đề
đặt ra đối với hệ thống giám sát Việt Nam.
3. Đỗ Thị Kim Hảo (2010), Giám sát các tập đoàn tài chính – vấn đề đặt ra và một số
gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 1-2/2010.
4. Tô Kim Ngọc, Mô hình giám sát tài chính quốc gia ở một số nước trên thế giới,
Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 6/2010.
5. Bùi Huy Thọ,Tập đoàn tài chính – Một loại hình tập đoàn kinh tế đặc thù với
những yêu cầu đặc thù trong quản lý, giám sát.
6. Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2013), Khuôn khổ pháp lý về giám sát hợp nhất thị trường tài chính Việt Nam, Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mƣu, thẩm tra và
giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Tiếng Anh
7. The Structure of Financial Supervision: Approaches and Challenges in a global marketplace, Group of Thirty 30, Washington DC, 2008, pp. 61-110-179-193.
8. Principles for the supervision of financial conglomerates, The Joint Forum,
December 2011.
9. Supervision of conglomerate group, Australia Prudential Regulation Authority