2.2.1.1. Sự cần thiết thực hiện mô hình giám sát tài chính hợp nhất
Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam cho thấy khi một thị trƣờng tài chính phát triển với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính phức hợp (ví dụ sản phẩm tích hợp giữa tiền gửi và đầu tƣ, tích hợp tiền gửi và bảo hiểm,v..v…) và đặc biệt có các tập đoàn tài chính thì mô hình giám sát theo thể chế nhƣ ở Việt Nam hiện nay không phát huy đƣợc hiệu quả và không còn hiệu quả. Lúc này hệ thống giám sát xuất hiện nhiều kẽ hở và chồng chéo trong công tác giám sát tài chính bởi vậy không thể giám sát hoạt động các tổ chức tài chính một cách hiệu quả.
Với thực tế nhƣ vậy, lựa chọn tối ƣu là mô hình giám sát hợp nhất. Mô hình này đã minh chứng sự thành công tại một số nƣớc qua việc đảm bảo cả mục tiêu đề ra đối với hệ thống giám sát tài chính: (1) Ổn định hệ thống tài chính, (2) Đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, (3) Bảo vệ ngƣời tiêu dùng các sản phẩm tài chính, (4) Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng tài chính. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của Việt Nam thì bƣớc đi quá độ chẳng hạn nhƣ lựa chọn mô hình lƣỡng đỉnh (giám sát hợp nhất bán phần) là hợp lý hơn cả trƣớc khi chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình giám sát hợp nhất.
2.2.1.2. Sự cần thiết phải có khuôn khổ pháp lý phù hợp
Thực tế tại Việt Nam đã chứng minh rằng vai trò của khuôn khổ pháp lý là điều kiện tiên quyết đối với giám sát tài chính. Chừng nào chƣa có khuôn khổ pháp lý phù hợp
36
thì Ủy ban giám sát tài chính quốc gia còn chƣa thực hiện đƣợc nhiệm vụ điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành và tập đoàn tài chính.
Tại hầu hết các quốc gia, việc thành lập cơ quan giám sát tài chính hợp nhất thƣờng đi kèm với việc xem xét, sửa đổi, ban hành mới các đạo luật và quy định hiện hành trong các lĩnh vực. Để thực hiện mô hình giám sát hợp nhất cần phải có Luật về cơ quan giám sát tài chính hoặc Luật về hoạt động giám sát tài chính hợp nhất. Các luật này phải đƣợc soạn thảo, chỉnh sửa và đƣợc thông qua trƣớc khi cơ quan này đƣợc thành lập. Nội dung các luật này phải trình bày rõ mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan giám sát tài chính hợp nhất. Các luật liên quân đến hoạt động của ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm phải đƣợc sửa đổi đảm bảo minh bạch và nhất quán với luật cho cơ quan giám sát.
Một hệ thống giám sát tài chính hợp nhất chỉ có thể vận hành hiệu quả khi có đầy đủ một khung pháp lý làm nền tảng với các chế tài đủ nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa hành vi vi phạm. Một nghiên cứu 10 trong 14 quốc gia áp dụng mô hình giám sát hợp nhất cho thấy một thực tế rằng các cơ quan giám sát gặp nhiều khó khăn trong khoảng 3 đến 5 năm đầu của quá trình hợp nhất do pháp luật chƣa phù hợp (thiếu rõ ràng về pháp lý liên quan đến nguồn vốn hoạt động, thẩm quyền xử lý vi phạm,v..v… của cơ quan giám sát.