Ban tổng giám đốc Phòng Đăng ký và Cung cấp TTTD Doanh Nghiệp Phịng Thơng tin Quản lý Phòng Đăng ký và Cung cấp TTTD Cá nhân KV Miền Bắc Phòng Thu thập và Xử lý dữ liệu Phòng Kiểm sốt và quản trị cơ sở dữ liệu Phịng Đăng ký và Cung cấp TTTD Cá nhânKVMiền Nam Phịng Cơng nghệ thơng tin Phịng Phân tích và Xếp hạng Tín dụng Phịng Hỗ trợ Khách hàng Phịng Tài chính – Kế tốn Phịng Nghiên cứu Phát triển và Marketing Phịng Hành chính – Nhân sự Chi nhánh TTTD Quốc gia tại TP. HCM
- Nhiệm vụ của các phòng ban
Quyết định số 93/QĐ-TTTD ngày 26/03/2014 của Tổng giám đốc CIC đã quy định nhiệm vụ các phòng, chi nhánh thuộc CIC như sau:
a. Phịng Hành chính – Nhân sự
Văn phòng được thành lập Tổ thư ký và Tổ bảo vệ với nhiệm vụ là quản lý cán bộ, hợp đồng lao động; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; chế độ bảo hiểm; quản lý công sở, tài sản; công tác thư ký; cơng tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ và bảo vệ cơ quan.
b. Phòng Nghiên cứu Phát triển và Marketing
Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn thông tin trong lĩnh vực thơng tin tín dụng; xây dựng các mẫu sản phẩm và dịch vụ thơng tin tín dụng; giới thiệu và phát triển sản phẩm mới; phụ trách hoạt động Marketing; kiểm soát hoạt động nội bộ; quan hệ đối ngoại.
c. Phịng Tài chính Kế tốn
Thực hiện các văn bản chế độ quản lý tài chính, kế tốn của Nhà nước và của Ngành; Xây dựng trình Giám đốc các văn bản liên quan, quy chế thu chi nội bộ phù hợp với cơ chế, quy chế tài chính của Nhà nước và NHNN.
d. Phịng Thu thập và Xử lý dữ liệu
Thu nhận, xử lý thông tin từ các Tổ chức tín dụng theo quy định của Thống đốc NHNN về hoạt động thơng tin tín dụng; hỗ trợ các TCTD về cơng nghệ thông tin trong hoạt động thơng tin tín dụng.
e. Phịng kiểm sốt và quản trị cơ sở dữ liệu
Phịng kiểm sốt dữ liệu có nhiệm vụ theo dõi việc chấp hành báo cáo TTTD của các TCTD, chỉnh sửa sai xót từ dữ liệu của các TCTD, đồng thời kiểm soát chất lượng kho dữ liệu sau khi cập nhật; Tổ thu thập và xử lý dữ liệu từ các TCTD có nhiệm vụ xử lý dư nợ, thu thập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và cấp mã CIC mới cho các khách hàng khơng có dư nợ tại CIC.
f. Phịng Phân tích và Xếp hạng tín dụng
XHTD doanh nghiệp; tổ báo cáo tổng hợp và chấm điểm lãnh đạo doanh nghiệp để phân tích, tạo lập và cung cấp các sản phẩm, ấn phẩm về xếp hạng, chấm điểm tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, cụ thể:
- Tạo lập, cung cấp báo cáo, phân tích tổng hợp kết quả XHTD doanh nghiệp cho NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Tạo lập và cung cấp báo cáo tài chính, xếp hạng, chấm điểm tín dụng doanh nghiệp, cá nhân cho các TCTD.
- Làm dịch vụ thơng tin về tài chính của doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu.
- Dịch vụ tư vấn, xếp hạng, chấm điểm tín dụng cho các TCTD, các tổ chức khác và khách hàng vay của TCTD.
g. Phịng Cơng nghệ thông tin
Quản lý, vận hành, cập nhật dữ liệu và đảm bảo hoạt động hệ thống công nghệ thông tin của CIC; hỗ trợ các chi nhánh NHNN về công nghệ thông tin trong hoạt động thơng tin tín dụng. Phịng cơng nghệ thơng tin có vai trị rất lớn trong việc hỗ trợ về kỹ thuật, viết và hồn thiện các chương trình cho các phịng chức năng; đồng thời xử lý các lỗi về kỹ thuật khi khách hàng hỏi tin trực tuyến có yêu cầu.
h. Phịng Thơng tin Quản lý
Tạo lập báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ quản lý của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Thống đốc NHNN; Tạo lập, cung cấp thơng tin cảnh báo tín dụng; Cung cấp thơng tin theo lơ.
i. Phịng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng doanh nghiệp
Đăng ký tín dụng doanh nghiệp trong nước; Cung cấp thơng tin tín dụng doanh nghiệp trong nước; Hoạt động thơng tin doanh nghiệp ngồi nước.
k. Phịng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Bắc
- Phạm vi thực hiện là các khách hàng vay thể nhân từ Thừa Thiên Huế trở ra. - Đăng ký và chấm điểm tín dụng; Cung cấp thơng tin tín dụng thể nhân.
l. Phịng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Nam
- Đăng ký và chấm điểm tín dụng; Cung cấp thơng tin tín dụng thể nhân.
m. Phịng Hỗ trợ khách hàng
Kiểm sốt nội bộ; Tư vấn, hỗ trợ khách hàng; Giải quyết khiếu nại
n. Chi nhánh Thơng tin tín dụng tại TPHCM
Thu thập thơng tin tại TPHCM và các tỉnh phía nam; Đăng ký tín dụng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tại TPHCM và các tỉnh phía nam; Thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.
2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Thơng tin Tín dụng Quốc gia-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1.2.1 Sản phẩm – dịch vụ cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý khác
- Báo cáo phục vụ Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. - Báo cáo phục vụ Cơ quan Thanh Tra giám sát ngân hàng - Báo cáo phục vụ các đơn vị Vụ, Cục NHTW
- Báo cáo phục vụ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố - Báo cáo phục vụ các cơ quan quản lý khác
2.1.2.2 Sản phẩm – dịch vụ cho Tổ chức tín dụng
- Báo cáo tín dụng
- Báo cáo xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng
- Sản phẩm hỗ trợ hoạt động Marketing tìm kiếm khách hàng - Sản phẩm phục vụ quản lý, giám sát danh mục cho vay - Dịch vụ tư vấn giải pháp quản trị rủi ro.
2.1.2.3 Sản phẩm – dịch vụ cho các Tổ chức tự nguyện
- Được xây dựng và cung cấp trên nguyên tắc tùy thuộc vào mức độ chia sẻ thông tin của Tổ chức tự nguyện.
2.1.2.4 Sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng vay
- Đăng ký thơng tin tín dụng - Báo cáo tín dụng cá nhân
- Dịch vụ chấm điểm tín dụng cá nhân - Dịch vụ giá trị gia tăng khác
2.2 Thực trạng chất lượng thơng tin tín dụng của Trung tâm thơng tin Tín dụng Quốc gia- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2.1. Chất lượng thu thập và xử lý thông tin
a) Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin tín dụng, nó cung cấp tồn bộ ngun liệu đầu vào cho CIC. Để thu thập thông tin được thực hiện tốt, CIC đã chú ý khai thác các nguồn có thể thu thập và đề ra phương pháp thu thập thích ứng.
* Phạm vi thu thập tin:
Thông tin thu thập bao gồm tồn bộ các thơng tin về tất cả các khách hàng khơng phân biệt loại hình, thành phần kinh tế, DN hay cá nhân, không phân biệt mức dư nợ, khi phát sinh quan hệ tín dụng tại các TCTD, CN TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thì các tổ chức đó phải báo cáo thơng tin về CIC.
Thơng tin về tài chính của DN như bảng cân đối kế tốn, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
Thông tin về kinh tế thị trường, CIC đã và đang thu thập các thông tin về lãi suất; huy động vốn; tỷ giá; văn bản pháp luật có liên quan ban hành trong kỳ; thông tin cảnh báo; tin về các DN mới thành lập, giải thể, sáp nhập, các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, các DN có dấu hiệu lừa đảo, trốn thuế,…
Bên cạnh các nguồn tin trong nước, CIC chú trọng việc tăng cường hợp tác, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan thông tin quốc tế và khu vực để thu thập thông tin về các đối tác nước ngồi có ý định đầu tư vào VN.
Hệ thống các chỉ tiêu báo cáo TTTD: Theo Thông tư 27/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT – NHNN ngày 28/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về hoạt động thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải báo cáo cho CIC các chỉ tiêu báo cáo TTTD sau: Thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng (K1A-K1B- K1C); thơng tin về tài chính của khách hàng là tổ chức bao gồm: bảng cân đối kế
toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu do Bộ tài chính quy định (K2); thông tin về dư nợ của khách hàng và cho vay tiêu dùng (K3D-K3E); thông tin về bảo đảm tền vay của khách hàng (K4); thông tin về bảo lãnh cho khách hàng (K6); thông tin về dư nợ của khách hàng vay có tổng dư nợ bằng hoặc lớn hơn 15% vốn tự có của TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng (K8); thơng tin về dư nợ thẻ tín dụng (K3G).
* Nguồn thu thập thông tin:
Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải báo cáo các thông tin ở trên theo TT27/2017/TT- NHNN.
Các nguồn khác: Thu thập báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê; đối với các nguồn tin nước ngoài CIC đã ký hợp đồng mua tin với các đối tác nước ngồi như: Cơng ty Business on line (BOL) của Thái Lan, ; thu thập các thông tin khác bổ sung cho hồ sơ pháp lý của khách hàng hoặc nhũng thơng tin phi tài chính của DN thông qua website, điện thoại phỏng vấn trực tiếp đến DN...
* Phương thức thu thập thông tin: Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng báo cáo file điện tử qua website CIC đối với các báo cáo: Thông tin về hồ sơ pháp lý khách hàng (K1); thông tin về dư nợ khách hàng (K3); thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay (K4); thông tin về bảo lãnh khách hàng (K6); thông tin về quy định vi phạm đối với thẻ tín dụng (K7); thơng tin khách hàng có dư nợ lớn hơn 15% vốn tự có của TCTD (K8); yêu cầu khác về TTTD (K9). CIC tạo riêng một vùng trên máy chủ để nhận các file báo cáo TTTD do các TCTD truyền về. Trong vùng này, sẽ phân chia thư mục theo từng TCTD. Mỗi TCTD sẽ được cấp quyền truy cập vào website CIC để báo cáo số liệu. Riêng đối với thông tin về tài chính (K2), CIC đang nhận thơng tin theo đường công văn, qua fax hoặc qua thư điện tử.
* Đường ln chuyển thơng tin: Hội sở chính của TCTD có trách nhiệm tập hợp số liệu của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc; kiểm tra, kiểm soát số liệu và gửi về CIC. Các chi nhánh TCTD cũng có thể báo cáo trực tiếp số liệu về CIC.
+ Đã thiết lập được hệ thống thông tin ngày càng mở rộng với đầu mối là CIC, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD. Hệ thống TTTD đến nay đã có 122
TCTD tham gia báo cáo với gần 70 triệu hồ sơ khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại các TCTD và tổng dư nợ trong kho CIC đạt trên 5.458 nghìn tỷ đồng và 28.251 triệu USD..
Bảng 2.1. Hoạt động thu thập thông tin tổng hợp qua các năm:
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng tổ chức tín dụng 92 101 107 113 116 127 122 Số TCTD báo cáo thông tin 77 85 90 98 106 127 122 Tỷ lệ TCTD báo cáo thông tin (%) 83 84 84 86 92 100 100
Nguồn: Báo cáo CIC qua các năm
Nhìn vào Bảng báo cáo trên ta thấy tỷ lệ số TCTD tham gia báo cáo thông tin trên tổng số TCTD tăng đều qua các năm, đến năm 2017 đã đạt con số 100% TCTD tham gia báo cáo về CIC. Có được con số này là do CIC đã rất chú trọng việc đôn đốc các TCTD tham gia báo cáo. Thực tế, một số các TCTD khi mới đi vào hoạt động không biết sẽ phải báo cáo số liệu cho CIC, CIC thường xuyên rà soát danh sách các TCTD mới đi vào hoạt động làm công văn đôn đốc, nhắc nhở báo cáo số liệu về CIC hoặc đi công tác trực tiếp đến các TCTD để hỗ trợ phần mềm báo cáo TTTD, giúp cho các TCTD gửi file báo cáo tốt và nâng cao ý thức của TCTD trong hoạt động TTTD.
+ Về thẻ tín dụng: Đến ngày 10/11/2017, tổng số thẻ tín dụng lũy kế là 4.413.683; phòng xử lý cập nhật 2.716.105 thẻ còn hiệu lực với tổng dư nợ thẻ hiện tại là 27.112.060 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1: Số lượng các TCTD và số lượng các TCTD
tham gia báo cáo qua các năm
Nguồn: Báo cáo CIC qua các năm
Số bản báo cáo tài chính tăng dần qua các năm từ năm 2011 đến nay, đặc biệt năm 2013 CIC tập trung vào mảng phân tích xếp hạng DN, tăng cường đơn đốc các TCTD gửi báo cáo tài chính đặc biệt là 5 NHTM quốc doanh. Các TCTD đã chấp hành tốt việc gửi báo cáo tài chính về CIC, số lượng bản báo cáo tài chính thu thập được tăng mạnh 155% so với năm 2012 với 34.431 bản báo cáo tài chính. Hiện nay, CIC đã thành lập riêng một tổ thu thập báo cáo tài chính thuộc “Phịng Xếp hạng tín dụng” làm đầu mối trong việc thu thập, nhập số liệu và kiểm sốt số liệu báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lượng bản báo cáo tài chính của DN.
b) Chất lượng xử lý thông tin:
Khi tiếp nhận các nguồn thông tin do các TCTD, CN TCTD truyền về, CIC có chương trình phần mềm để xử lý các thơng tin nhận được qua việc kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo tính tin cậy của thơng tin đầu vào và phân tích, tổng hợp thơng tin bao gồm cả việc phân tích xếp hạng tín dụng DN, cho điểm tín dụng đối với cá nhân tiêu
0 20 40 60 80 100 120 140 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số lượng TCTD
dùng, để tạo lập các sản phẩm TTTD. Xử lý thông tin bao gồm các công việc sau: * Xử lý thông tin đối với hồ sơ K1 và các K có liên quan: Khi các TCTD, CN TCTD báo cáo số liệu về CIC, CIC có chương trình phần mềm kiểm sốt thơng tin để xử lý dữ liệu K1 bao gồm việc kiểm tra file dữ liệu cho đúng cấu trúc và nội dung; chuyển dữ liệu K1 vào kho tạm – xử lý dữ liệu bằng việc kiểm tra, xác định mã số CIC theo các tiêu chí của HSKH (bao gồm 11 chỉ tiêu nhận dạng) cho khách hàng đảm bảo mỗi khách hàng có một mã CIC duy nhất, từ đó cập nhật HSKH vào kho chuẩn. Khi đã tồn tại dòng HSKH trong kho chuẩn, các báo cáo khác như K3, K4, K6, K7, K8, K9 sẽ được kiểm tra và cập nhật vào kho theo cặp mã khách hàng và mã CN TCTD. Đây có thể nói là nghiệp vụ truyền thống của CIC và là nguồn đầu vào quan trọng nhất để tạo ra các sản phẩm đầu ra cũng như là phần đem lại nguồn thu chính cho CIC. Để có được các sản phẩm đầu ra chính xác, kịp thời và đa dạng hóa các sản phẩm, CIC rất tập trung chú trọng cho khâu đầu vào này. Ban lãnh đạo CIC luôn luôn quan tâm và bố trí đủ người, đủ máy để xử lý kịp thời và hiệu quả. Tiến tới, trong tương lai sẽ xây dựng chương trình xử lý tự động dữ liệu, cán bộ sẽ nâng cao tầm kiểm soát số liệu báo cáo.
Kết quả xử lý thông tin đến hết năm 2017 được chỉ ra trong bảng số liệu dưới