Bảng xử lý dữ liệu K1 theo khối các TCTD

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam – ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 55 - 59)

STT Tên Ngân hàng Tổng HSKH thu thập (Hồ sơ) HSKH được xử lý (Hồ sơ) Tỷ lệ (%) 1 Ngân hàng Quốc doanh 8,648,709 8,325,055 96 2 Ngân hàng TMCP 571,631 555,253 97 3 Cơng ty Tài chính 70,205 65,292 93 4 Ngân hàng Liên doanh 6,973 6,376 91 5 CN NH Nước ngoài 24,493 21,693 89 Tổng 9,322,011 8,973,669 96

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác tháng 6 năm 2017 của CIC

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ thu thập theo khối các TCTD

Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng

Theo bảng số liệu trên, hệ thống TCTD được phân chia thành 5 khối, trong đó khối các ngân hàng quốc doanh chiếm tỷ lệ hồ sơ khách hàng và dư nợ cao nhất. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu cũng có thể đánh giá được khối TCTD có chất lượng thơng tin tốt, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ HSKH được xử lý cũng như tỷ lệ dư nợ được xử lý. Như vậy, khối các ngân hàng TMCP có tỷ lệ cập nhật cao nhất, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có tỷ lệ cập nhật thấp nhất. Tỷ lệ cập nhật thấp có

53% 35% 8% 2% 2% Ngân hàng Quốc doanh Ngân hàng TMCP Cơng ty Tài chính Ngân hàng Liên doanh CN NH Nước ngoài

thể do nhiều nguyên nhân như: TCTD gửi thiếu hồ sơ pháp lý của khách hàng hoặc hồ sơ khách hàng gửi đủ nhưng thiếu các chỉ tiêu chính nhận dạng để cập nhật vào kho… CIC cũng thường xuyên tạo và gửi lại danh sách các khách hàng này để TCTD bổ sung hồ sơ thiếu hoặc hồ sơ thiếu chỉ tiêu.

* Phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: Dựa vào nguồn thu thập về các thơng tin tài chính của DN, cán bộ phịng Xếp hạng tín dụng – CIC sẽ tiến hành phân tích, chuyển hố các yếu tố định lượng đơn thuần thành các yếu tố định lượng có tính khái qt cao hơn, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính DN hoặc xem xét mối tương quan về ngành, qui mô DN trong các điều kiện cụ thể. Phân tích xếp hạng tín dụng DN tại CIC sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp: phương pháp xếp loại và phương pháp so sánh, và được thực hiện thông qua 9 bước sau:

Bước 1- Thu thập thông tin: Các chỉ tiêu thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm: Bảng cân đối kế tốn; Bảng kết quả hoạt động kinh doanh; Tình hình dư nợ ngân hàng; Các thơng tin phi tài chính khác.

Bước 2 - Phân loại doanh nghiệp theo ngành: bao gồm 8 ngành: Ngành trồng trọt chăn nuôi; Ngành chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; Ngành Xây dựng; Ngành dịch vụ; Ngành công nghiệp chế tạo; Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Ngành công nghiệp năng lượng; Ngành Thương mại hàng hoá.

Bước 3 - Phân loại doanh nghiệp theo quy mô: Dựa vào Thông tư số 03/BKH- QLKT ngày 27/02/1996 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, CIC xây dựng thang điểm tính tốn qui mơ DN. Việc xác định quy mô DN để đưa ra hệ số tài chính phù hợp là rất quan trọng.

Qui mơ DN được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ. Tài chính tại kho dữ liệu CIC cho thấy, DN có qui mơ khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động... cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì vậy, phân loại DN theo qui mô là việc làm khơng thể thiếu được trước khi tính tốn các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếp loại tín dụng DN. Hay nói cách khác, việc phân tích, xếp loại tín dụng DN là việc so sánh DN này với DN khác để đưa ra sự phân định thứ hạng chúng về tín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại.

Bước 4 – Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản: Các chỉ tiêu tài chính bao gồm: các chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh); các hỉ tiêu hoạt động (luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, chất lượngsử dụng tài sản); các chỉ tiêu về cân nợ (nợ phải trả/tài sản, nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu, nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng); các chỉ tiêu về tu thập (tổng lợi tức sau thuế/doanh thu, tổng lợi tức sau thuế/tổng tài sản có, tổng lợi tức sau thuế/nguồn vốn).

Bước 5 - Xây dựng bảng tính điểm theo ngành kinh tế, theo quy mô

Bước 6 - Tổng hợp kết quả tính điểm: Căn cứ vào hệ số của các chỉ tiêu, đối

chiếu với bảng điểm để tính điểm cho từng DN.

Bước 7: Đưa ra hệ thống xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

Bước 8: Áp dụng kỹ thuật tin học để tính tốn, xếp loại tín dụng doanh nghiệp: Mã hố các chỉ tiêu thu thập, phân tích thơng tin; Lập chương trình phần mềm thích hợp.

Bước 9: So sánh kết quả phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp qua các năm; đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, kiến nghị đề xuất.

2.2.2. Chất lượng lưu trữ thông tin

CIC đã chú trọng tới việc lưu trữ thông tin để tạo dựng kho dữ liệu lịch sử của NHNN về thông tin các khách hàng có quan hệ với các NHTM. Tại đây hồ sơ khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động và quan hệ tín dụng...các thơng tin đó thường xun được cập nhật bổ sung những thay đổi mới nhất và được lưu trữ theo mã số và có thể tra cứu nhanh, chính xác. Đến nay, phần lớn các CN NHTM đều báo cáo số liệu tập trung tại hội sở chính, từ đó hội sở chính báo cáo số liệu cho đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của NHTM. Mặt khác, CIC đã cải tiến mẫu file, quy định chỉ báo cáo file số liệu dạng text không nhận file số liệu Excel như trước đây cũng tạo điều kiện cho việc báo cáo của các NHTM được thuận tiện, chính xác, chuẩn hóa nên kết quả thu thập thơng tin tại CIC đã có bước chuyển biến tích cực.

Kho TTTD quốc gia thực sự đang là một cơ sở dữ liệu lớn trong hệ thống NH và có thơng tin sẵn sàng để cung cấp các báo cáo thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN và cung cấp cho các NHTM theo yêu cầu.

Đến nay, có 122/122 đầu mối TCTD và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.108 quỹ TDND (chiếm 92,8% tổng số Quỹ TDND cả nước) và 30 tổ chức tự nguyện gửi file báo cáo TTTD về cho CIC theo quy định của Thơng tư 03/2013/TT- NHNN. Ngồi ra, CIC tiếp tục phối hợp và cập nhật thông tin các khoản nợ xấu đã mua từ Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC); cập nhật thông tin hồ sơ doanh nghiệp và báo cáo tài chính từ Trung tâm hỗ trợ đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cụ thể như sau:

- Về thông tin nhận dạng khách hàng vay (K1): Tổng số khách hàng vay

trong kho dữ liệu TTTD quốc gia đến nay là trên 34 triệu. Riêng trong năm 2017, CIC đã cập nhật được trên 9,3 triệu hồ sơ khách hàng và nâng tổng số khách hàng trong kho lên trên 69,3 triệu (trong đó trên 1,6 triệu hồ sơ khách hàng pháp nhân, trên 62,6 triệu hồ sơ khách hàng thể nhân và trên 5 triệu hồ sơ chủ thẻ tín dụng). Đồng thời, CIC đã tiếp nhận và cập nhật trên 200.000 hồ sơ doanh nghiệp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

- Về thông tin dư nợ (K3):Tính đến 10/11/2017, có hơn 21 triệu khách hàng

cịn dư nợ tín dụng (tăng 1,5% so với năm 2016) với tổng dư nợ là 5.458 nghìn tỷ đồng và 28.251 triệu USD.

- Về thơng tin hợp đồng tín dụng: Tổng số hợp đồng tín dụng được cập nhật

trong kho dữ liệu đến nay là trên 24,3 triệu, trong đó 24,1 triệu hợp đồng thể nhân và gần 220.000 hợp đồng pháp nhân.

- Về thu thập thông tin tài sản đảm bảo (K4): Đến ngày 10/11/2017, tổng số

hồ sơ K4 cập nhật được là trên 15 triệu hồ sơ (tăng 14% so với năm 2016); trong đó hồ sơ khơng có TSĐB là 11,1 triệu hồ sơ, hồ sơ có TSĐB là 4,1 triệu hồ sơ.

- Về thu thập thơng tin tài chính doanh nghiệp:Trong năm 2017, CIC đã thu

thập và cập nhật được 119.117 bản báo cáo tài chính (giảm 1% so với năm 2016), trong đó có 69.475 báo cáo có lưu chuyển tiền tệ được cập nhật vào kho dữ liệu. Tuy nhiên, CIC đã mở rộng được nguồn dữ liệu tài chính ngồi ngành từ Bộ KH & Đầu tư, qua đó tiếp nhận 50.000 báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, CIC đang khẩn trương cập nhật để phục vụ hoạt động XHTD doanh nghiệp.

- Về thu thập thơng tin thẻ tín dụng:Đến nay có 43/43 TCTD phát hành thẻ gửi báo cáo về CIC, tổng số thẻ tín dụng là hơn 4,4 triệu thẻ (tăng 26,5% so với năm 2016), với tổng dư nợ là 27.112 tỷ đồng (trong đó số thẻ cịn hiệu lực là trên 2,7 triệu thẻ).

- Về hợp đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD: Đến

10/11/2017, CIC thu thập và cập nhật được từ 37/37 TCTD có nghiệp vụ đầu tư trái phiếu vào doanh nghiệp với tổng giá trị đầu tư là 201.503 tỷ đồng.

- Về thu thập báo cáo kết quả phân loại nợ theo Thơng tư 02: Nhìn chung

trong năm, đa số đầu mối TCTD đã gửi file dữ liệu đúng quy định và cấu trúc về cho CIC. Tuy nhiên, vẫn còn một số TCTD gửi báo cáo chưa đúng quy định, cịn nhiều sai sót, đặc biệt là các cơng ty tài chính tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam – ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 55 - 59)