Bảng tổng hợp cung cấp thông tin cho các TCTD năm 2017

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam – ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 62 - 96)

STT Loại bản tin Số bản tin cung cấp năm 2017 Số bản tin cung cấp năm 2016 Tốc độ tăng trưởng 1

Báo cáo QHTD cung cấp cho

TCTD (pháp nhân và thể nhân) 9.140.128 6.401.924 +42,7% Tỷ lệ % có thơng tin 82% 76,6%

Tỷ lệ trả lời tin tự động 84% 82%

2 Báo cáo thông tin về tài sản bảo

đảm tiền vay 392.776 278.629 +40,9%

3 Báo cáo thông tin chủ thẻ tín

dụng 863.621 799.051 +8,1%

4 Phân tích xếp hạng tín dụng 16.972 16.566 +2,5% 5 Các báo cáo khác 3.359 2.870 +14,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác qua các năm của CIC) + Về sản phẩm cảnh báo tín dụng: Năm 2017, CIC đã cập nhật 2.370 tin – bài tổng hợp có liên quan đến cảnh báo tín dụng, 317 bài về phân tích cảnh báo tín dụng đăng tải trên website của CIC. Tính đến thời điểm 10/11/2017, có thêm 63 đơn vị, CNTCTD đăng ký sử dụng mới với 504 tài khoản khai thác, nâng tổng số các TCTD đăng ký sử dụng thông tin cảnh báo là 1.478 CNTCTD với tổng cộng 5.751 tài khoản khai thác sản phẩm này.

+ Về cung cấp thông tin QHTD theo lơ, cung cấp dữ liệu xây dựng mơ hình:

Trong năm 2017, CIC đã cung cấp TTTD theo lô cho NH TMCP Ngoại thương VN, NH TMCP Công thương VN, NH TNHH MTV Standard Chartered, NH TMCP Phương Đông, NH TMCP Đông Á, NH TMCP Á Châu, NH TMCP Đầu tư và Phát ển Việt Nam, NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, NH TMCP Kỹ thương VN,

NH TMCP Quân Đội, Công ty TNHH MTV Mirae Asset, Qũy đầu tư phát triển Đà Nẵng, Ngân hàng UOB….với tổng số khách hàng được cung cấp là 407.395 khách hàng. + Về cung cấp thông tin kết quả phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-

NHNN: Trong năm 2017, CIC đã cung cấp các sản phẩm định kỳ hàng tháng (R18) và sản phẩm định kỳ hàng tuần (R19) cho 120 TCTD với tổng số hồ sơ khách hàng vay phải điều chỉnh nhóm nợ tại các TCTD là 120.208 hồ sơ với tổng dư nợ phải điều chỉnh nhóm nợ là khoảng 68.632 tỷ đồng.

2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động thơng tin tín dụng của trung tâm thơng tin tín dụng

Tác giả luận văn có gửi phiếu điều tra chất lượng thơng tin tín dụng tới 50 cán bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại và kết quả trả về cũng phản ánh đúng thực trạng chất lượng thơng tin tín dụng tại CIC như sau:

2.3.1. Kết quả đạt được

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, hoạt động TTTD tại CIC đã đạt được những kết quả đáng kể, khẳng định sự phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả rất lớn trong hoạt động ngân hàng và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Những kết quả chính dưới đây làm tiền đề thuận lợi lớn cho cơ hội phát triển CIC.

◦ Hoạt động TTTD bao gồm sự chia sẻ cả thơng tin tích cực và thơng tin tiêu cực, là nguồn thông tin rất quan trọng, đối với NHNN đã giúp ích rất nhiều trong quản lý vĩ mô, giám sát hoạt động của TCTD và trong việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ. Đối với TCTD nó một mặt góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an tồn hệ thống, mặt khác với thơng tin tích cực nó góp phần mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng tốt, giảm chi phí điều tra thơng tin, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng. Có thể nói đến nay khơng cịn hiện tượng khách hàng có vấn đề nhưng vẫn đi vay ở nhiều ngân hàng cùng một lúc với số tiền lên hàng nghìn tỷ đồng như trường hợp “Epco - Minh Phụng” năm 1994.

◦ Đối tượng thu thập thông tin mở rộng đến khách hàng cá nhân đã góp phần mở rộng tín dụng với DNN&V, phân bổ nguồn tín dụng một cách hợp lý. Từ đó góp phần mở rộng thị trường tín dụng chính thức và thu hẹp thị trường tín dụng khơng chính thức (tín dụng chợ đen, cho vay nặng lãi…) mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

◦ Hoạt động TTTD giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Thực tế chứng minh tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần là thấp hơn so với các NHTM nhà nước một phần là do các NHTM cổ phần thực hiện nghiêm túc việc cung cấp và khai thác sử dụng TTTD trong thời gian vừa qua.

◦ Hoạt động TTTD góp phần làm thay đổi dần văn hóa tín dụng và nâng cao đạo đức kinh doanh của cả người vay và người cho vay. Vì người vay có ý định lừa đảo đã biết rằng ngân hàng có một hệ thống TTTD nên khó mà lừa đảo được. Thực tế hiện tượng lừa đảo, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi, vay TCTD này để trả TCTD khác đã bị phanh phui từ đó làm nản lịng những ý định xấu trong thị trường tín dụng. Về phía người cho vay, cũng có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng vay ké, hoặc giúp khách hàng lập chứng từ khống, khai gian số chứng minh thư và địa chỉ để chia nhỏ khoản vay, nhằm trốn tránh sự phát hiện. Nhưng thông qua hoạt động TTTD đã phanh phui nhiều vụ việc, từ đó đã làm thay đổi dần ý thức, giảm bớt rủi ro tín dụng.

◦ Đã thiết lập được hệ thống thông tin ngày càng mở rộng với đầu mối là CIC, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD. Hệ thống TTTD đến nay đã theo dõi được khoảng 95% số dư nợ cho vay nền kinh tế với gần 25 triệu HSKH đang có quan hệ tín dụng tại các TCTD trong đó có khoảng trên 300 ngàn hồ sơ pháp nhân.

◦ Chất lượng thông tin ngày càng được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2016 cung cấp được 306.630 bản trả lời tin trong nước, cung cấp 3.483 bản thông tin XLTD DN, 53 bản báo cáo thông tin về các DN nước ngồi cho các đơn vị có yêu cầu. Chất lượng thông tin cung cấp ngày càng phong phú hơn, số liệu dư nợ chính xác hơn, thời gian cung cấp nhanh hơn so với năm trước.

◦ Xây dựng một kho thơng tin tín dụng quốc gia quy mơ lớn. Việc xây dựng

kho dữ liệu chuyên ngành có tầm quan trọng trong việc đảm bảo kênh thông tin ổn định, từng bước đa dạng, phong phú loại thông tin, đáp ứng tăng các chỉ tiêu thơng tin để các TCTD đưa vào việc phân tích đánh giá xếp hạng, chấm điểm tín dụng, áp dụng được quy trình rủi ro tín dụng.

◦ Xây dựng Hệ thống TTTD điện tử tiên tiến, hiện đại, hiệu quả: Hệ thống TTTD

điện tử được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001, nhanh chóng mang lại hiệu quả, tạo khả năng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, mở rộng hệ thống tới tất cả các chi nhánh TCTD trên cả nước; hàng triệu thông tin được cập nhật hàng ngày; hơn 99% giao dịch thu thập, khai thác thông tin tự động. Web-CIC đã cấp quyền sử dụng cho 8.452 người. Đối tượng là lãnh đạo, cán bộ tín dụng, quản trị rủi ro, cán bộ chuyên nghiệp về TTTD. Từ hệ thống này, người sử dụng khai thác trực tiếp những sản phẩm thông tin tin cậy. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hệ thống hiện đại, các TCTD đã và đang khai thác thông tin tức thời, từng giờ, từng phút để xem xét cấp tin dụng cho khách hàng vay.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Nghiên cứu thực trạng chất lượng TTTD tại CIC cho thấy cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tín dụng ngân hàng, thì chất lượng TTTD tại CIC cũng khơng ngừng đổi mới, phát triển cả về quy mô tổ chức, số lượng và chất lượng của từng dịch vụ TTTD. Tuy nhiên, để đẩy mạnh tính chất lượng của từng hoạt động, thì cần phải đánh giá chất lượng hoạt động TTTD thông qua các tiêu chí chuẩn, qua những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân để khắc phục.

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù chất lượng Thơng tin tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng - Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể sau gần 20 năm thành lập, nhưng thực tế cho thấy vẫn cịn bất cập, tồn tại cả về phía các chủ thể thực hiện và cả đối với từng dịch vụ. Chúng ta sẽ xem xét các tồn tại và nguyên nhân theo từng dịch vụ và chủ thể như sau:

* Đối với Thơng tin tín dụng đầu vào

- Một số NHTMCP có chi nhánh ở nhiều địa bàn, nhưng chưa thực hiện tốt vai trò đầu mối chỉ đạo thực hiện TTTD, nên các chi nhánh tự thực hiện, chưa đảm bảo được yêu cầu báo cáo TTTD. Một số ngân hàng (chi nhánh, đơn vị trực thuộc) đã báo cáo nhưng chưa gửi hết hồ sơ khách hàng đang có dư nợ. Có một số ngân hàng mới chỉ báo cáo những khách hàng là DN, chưa báo cáo khách hàng tư nhân, cá thể.

- Về thời gian báo cáo thơng tin cịn chưa đều, chưa thực hiện đúng qui định là phải báo cáo chậm nhất sau 3 ngày làm việc khi có phát sinh quan hệ tín dụng.

-Về thực hiện số lượng các biểu báo cáo chưa thực hiện đầy đủ theo Thông tư 03. - Về chất lượng báo cáo thông tin “Hồ sơ khách hàng” báo cáo còn thiếu một số chỉ tiêu (như mã số thuế, tổng số lao động, vốn điều lệ); hoặc có chỉ tiêu khơng chuẩn xác (như loại hình khách hàng, ngành kinh tế, ngành nghề kinh doanh); khơng có font tiếng Việt. “Tình hình tài chính khách hàng” cịn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, cùng 1 DN nhưng số liệu của các NHTM báo cáo khác nhau.

- Việc mua thơng tin ngồi ngành chưa thường xuyên nên chưa có đủ các thơng tin về tài chính của DN ngồi quốc doanh; DN có vốn đầu tư nước ngồi; thông tin về DN nhà nước giải thể, sáp nhập, cổ phần hố; thơng tin về DN có vấn đề; thơng tin kinh tế khác và phân tích về đầu tư theo ngành nghề, vùng, miền...

- Thu thập dữ liệu đầu vào chưa tốt, chủ yếu mới thu thập được thông tin dư nợ, cịn các thơng tin về tài chính, phi tài chính, tình hình tài sản đảm bảo, bảo lãnh, tình hình tài chính của khách hàng vay thì thu thập chưa bảo đảm yêu cầu. Việc phối hợp với các bộ, ngành như cơ quan cấp phép thành lập DN, cơ quan thuế, cơ quan tư pháp...chưa tốt nên chưa có đủ dữ liệu đầu vào cần thiết cho TTTD. Về thông tin pháp lý của khách hàng cũng gặp nhiều sai sót khi 1 khách hàng có thể có 2 số CMND hoặc 1 số CMND và 1 CCCD dẫn đến việc cấp mã CIC sai cho khách hàng dẫn đến chất lượng thông tin bị ảnh hưởng.

- Chưa xây dựng được chương trình kiểm sốt báo cáo thơng tin từ các ngân hàng và các tổ chức có hoạt động ngân hàng, các thông tin khai thác từ các nguồn khác nhau chưa được kiểm định tính chính xác.

- Sản phẩm cung cấp chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù phục vụ riêng cho yêu cầu của từng loại hình TCTD.

- Chưa triển khai đầy đủ, đúng nghĩa báo cáo TTTD tiêu dùng.

-Đối tượng được phép sử dụng TTTD bị thu hẹp trong phạm vi ngành ngân hàng, ngoài ra các tổ chức và cá nhân khác có nhu cầu chưa dễ dàng tiếp cận sử dụng TTTD.

* Đối với sản phẩm Thơng tin tín dụng đầu ra

Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần hạn chế rủi ro, nhưng thực tế trong q trình thực hiện cũng cịn hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các sản phẩm TTTD đầu ra như sau:

- Đối với sản phẩm xếp loại tín dụng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng cá nhân, điểm của các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở thống kê bình quân số lớn, nhưng thực tế số liệu thống kê chưa đủ, nên điểm đưa ra chưa sát thực. Hơn nữa điểm này phải được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ nhưng các cơ quan xếp loại tín dụng chưa làm được.

- Yêu cầu của việc xếp loại tín dụng doanh nghiệp phải đáp ứng những đòi hỏi khắt khe để đảm bảo kết quả xếp loại đạt chất lượng cao, chính xác và trung thực. Tuy nhiên trong thực tại, những yêu cầu này chưa thực sự đáp ứng đúng theo như địi hỏi, ví dụ như tính chính xác của báo cáo tài chính của các DN VN thường không cao, số đã được kiểm tốn rất ít. Đối với thơng tin phi tài chính: thơng tin phi tài chính rất cần thiết cho việc xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu thập các thơng tin phi tài chính cịn gặp nhiều khó khăn do CIC khơng có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp (khó khăn về nhân lực, cơ sở pháp lý)

- Chưa có đội ngủ chuyên trách làm cơng tác điều tra, thăm dị, lấy ý kiến từ phía các đơn vị sử dụng sản phẩm

- Phương pháp dùng trong xếp loại tín dụng doanh nghiệp vẫn cịn đơn điệu, chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh mà ít sử dụng kết hợp với các phương pháp đánh giá, xếp loại khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp chi tiết. Trong khi đó các chỉ tiêu để đối chiếu và so sánh lại được cố định, không thay đổi cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Điều này thể hiện ở bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế và các chỉ số trung bình ngành thường là cố định. Hiện nay, do môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, do vậy khi xếp hạng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực và xếp hạng doanh nghiệp hàng năm nên căn cứ vào tình hình phát triển chung của ngành để đánh giá. Các tiêu chuẩn đánh giá theo các bảng chỉ tiêu tài chính phân theo ngành chưa tính đến mơi trường hoạt động khó khăn khi các

- Phương pháp xếp hạng, chấm điểm hiện tại của CIC chưa đưa ra được những mơ hình dự báo thời gian tới của doanh nghiệp mà điều này là rất hữu ích đối với người sử dụng thơng tin. Bên cạnh đó, trong q trình xếp hạng doanh nghiệp, chấm điểm tín dụng cá nhân, CIC đã đề cập đến phương pháp trọng số, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hoàn toàn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát, thống kê thực tế.

- Sản phẩm đầu ra về xếp hạng doanh nghiệp hiện nay của CIC còn đơn điệu chưa phong phú, chủ yếu là bản báo cáo xếp hạng doanh nghiệp cho từng doanh nghiệp đơn lẻ. Báo cáo tổng hợp về kết quả xếp hạng doanh nghiệp cũng đã có nhưng chưa được chuẩn hố và phổ dụng. Chưa đưa ra mơ hình phương pháp xếp hạng đối với các tổng cơng ty và tập đồn kinh tế lớn.

- Thời gian đáp ứng nhu cầu thông tin là từ 3 đến 5 ngày làm việc, vì vậy đơi khi ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin nhanh của khách hàng.

- Thông tin tổng hợp theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế chưa có.

- Sản phẩm thông tin cung cấp ra chưa phong phú, chưa có thơng tin thích hợp phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay với DNN&V.

- Giá bán sản phẩm TTTD chưa thật hợp lý. Ví dụ bản tin chấm điểm tín dụng thể nhân là 120.000đ, chi phí thơng tin lớn đơi khi cũng làm nản lịng đối với các chi nhánh TCTD.

* Đối với việc khai thác sử dụng Thơng tin tín dụng

Công tác khai thác sử dụng thông tin tại CIC của các TCTD và các tổ chức có hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả, mang nặng tính chấp hành, thủ tục, nhiều đơn vị, chi nhánh chưa biết đến CIC, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác ngăn ngừa rủi ro tại chính đơn vị

* Hoạt động tăng cường hợp tác, hội nhập thơng tin quốc tế cịn yếu kém.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi việc tăng cường hợp tác thông tác và hội nhập thông tin quốc tế là tất yếu. Đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động Thơng tin tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng chưa có nhiều các mối quan hệ và hợp tác với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thơng tin tín dụng trên thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam – ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 62 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)