7. Kết cấu luận văn
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh tăng với tốc độ chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh.
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm nhưng vẫn tập trung ở một số sản phẩm cho vay chủ yếu như cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay nhu cầu nhà ở.
Các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá thường là các khoản vay ngắn hạn và dư nợ khơng ổn định, việc dư nợ nhóm sản phẩm này tăng cho thấy sự phát triển không bền vững trong cho vay KHCN của chi nhánh.
Thứ hai, các sản phẩm cho vay KHCN của Agribank chi nhánh huyện Tân Yên đang triển khai chưa có sự khác biệt so với các NHTM khác trên địa bàn. Do
vậy, khách hàng còn đứng trước nhiều sự lựa chọn với các Ngân hàng khác.
Thứ ba, nợ xấu và nợ quá hạn đối KHCN có xu hướng tăng.
Dư nợ xấu cho vay KHCN có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019 tăng 3.9 tỷ đồng so với năm 2018. Sang tới năm 2020, nợ xấu cho vay KHCN tăng 11,4 tỷ đồng tương ứng với tăng 139% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ các biện pháp quản lý nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh chưa thật sự hiệu quả.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan
Do Agribank tỉnh Bắc Giang chưa phân bổ kịp thời số lượng nhân viên về chi nhánh do vậy đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng cịn ít. Bên cạnh đó, lượng khách hàng đến giao dịch cịn đơng, cán bộ tín dụng chưa sắp xếp được thời gian hợp lý để chăm sóc khách hàng vay và sau vay.
Tình hình kinh tế tỉnh Bắc Giang gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh Covid 19, một số ngành nghề sau khủng hoảng chưa kịp phục hồi. Trong thời gian qua, các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục gặp khó khăn về giá cả và thị trường tiêu thụ, các lĩnh vực kinh doanh khác như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ vẫn chưa thể phục hồi do chỉ đạo của tỉnh Bắc Giang quán
triệt mở cửa những cửa hàng kinh doanh không thiết yếu. Hạn chế đi lại, giao thương với những người đến từ vùng dịch. Cách ly y tế 21 ngày đối với những người từ vùng dịch vậy. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa thể về trạng thái bình thượng nên tâm lý e ngại chưa dám đầu tư sản xuất kinh doanh trở lại của khách hàng do vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng cịn thấp.
Ở Việt Nam hiện nay, một số các quy định liên quan đến hoạt động cho vay, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo tuy đã có nhiều thay đổi tích cực song vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế và đã gây khó khăn đối với hoạt động cho vay. Luật đất đai năm 2007 quy định chỉ có những bất động sản có đầy đủ giấy tờ, chủ quyền hợp pháp mới có thể được giao dịch, thế chấp. Tuy vậy, thực tế là việc cấp những giấy tờ này ở nhiều địa phương khu vực tiến độ còn rất chậm, việc thực hiện các thủ tục như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo vẫn còn kéo dài và chưa được thống nhất thực sự đã gây nhiều khó khăn cho các NHTM trong việc triển khai hoạt động cho vay.
Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ngày càng khốc liệt, đã phát sinh những vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao gây nên tình trạng lơi kéo khách hàng để tăng trưởng dư nợ trong khi khách hàng không đủ điều kiện để vay vốn: khơng có phương án kinh doanh đúng với mục đích vay vốn,…
Tâm lý tiêu dùng của người dân cịn nặng nề hướng thích tiết kiệm hơn là chi tiêu nhiều. Việc đi vay ngân hàng còn xa lạ với khá nhiều người và thủ tục giải ngân rườm rà và thường địi hỏi phải có tài sản thế chấp đã làm giảm đáng kể nhu cầu vay vốn của dân cư.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, việc thu thập thông tin, phân loại và đánh giá khách hàng chưa
hiệu quả dẫn đến việc chăm sóc khách hàng chưa tốt. Khách hàng chưa thực sự hài lòng với chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh.
Thứ hai, công tác Marketing tại chi nhánh chưa thực sự hiệu quả.
Hiện nay, các chương trình marketing trong cho vay KHCN của chi nhánh mới chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính mà chưa có những chương trình riêng phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh trên địa bàn, do đó, hiệu quả hoạt động marketing trong cho vay KHCN của chi nhánh chưa cao.
Công tác tìm kiếm khách hàng mới và giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ chưa thực sự được quan tâm. Do đó, việc phát triển tập khách hàng của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, dư nợ cho vay KHCN tăng trưởng chậm.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và nhiều nhân viên
còn thiếu am hiểu sâu sắc về các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng.
Cán bộ quản lý chủ chốt, tác nghiệp ở nhiều ngân hàng phần lớn còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu ổn định, kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ chưa cao, chưa nhanh nhạy, đôi khi chưa nắm bắt được tâm lý của khách hàng.
Công tác đào tạo cán bộ của ngân hàng về kỹ năng bán hàng bước đầu được triển khai tuy nhiên chưa thực sự có hệ thống và chưa cụ thể đến từng sản phẩm, dịch vụ. Việc giới thiệu sản phẩm chưa được quan tâm và chú trọng, mạng lưới kênh phân phối cịn hạn chế, ngồi ra chi nhánh cũng chưa tận dụng hết thế mạnh về số lượng khách hàng lớn để gia tăng dịch vụ bằng cách bán chéo thêm các sản phẩm, dịch vụ khác.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong nội dung chương 2, luận văn đã phân tích, đánh giá chất lượng cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tân Yên thông qua hệ thống các chỉ tiêu như sự hài lòng của khách hàng, tốc độ tăng trưởng dư nợ, cơ cấu dư nợ cho vay KHCN, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay KHCN, thu nhập từ hoạt
động cho vay KHCN,…Từ đó, luận văn đã chỉ ra những kết” quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong chất lượng cho vay KHCN tại chi nhánh. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp ở chương 3.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN YÊN