So sánh kết quả giữa các tiêu chuẩn:

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa (tt) (Trang 53 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.2. So sánh kết quả giữa các tiêu chuẩn:

a. Sàn bê tông cốt thép:

Cho một bản sàn bằng bê tông cốt thép chịu đường gia nhiệt tiêu chuẩn. Nhịp, tải trọng, kích thước hình học và cốt thép đã biết. Chiều dày lớp bảo vệ: c = 25~35 mm. Kiểm tra khả năng chịu lực của sàn trong điều kiện chịu lửa theo điều kiện dưới cho kết quả theo Hình 3.1 đến Hình 3.3.

Nhịp bản: lx = ly = 8 m; sơ đồ tính: Bản kê bốn cạnh; chiều dày bản: hs = 150~200 mm; trọng lượng riêng của bê tông: ρ = 25 kN/m3; cường độ bê tông: fck = 30 MPa; cường độ cốt thép: fyk = 500 MPa; đường kính cốt thép: Φ = 16 mm; khoảng cách giữa các thanh cốt thép lớp dưới: s = 125 mm; khoảng cách giữa các thanh cốt thép lớp trên: s’ = 100 mm; chiều dày lớp bảo vệ: c = 25~35 mm; tĩnh tải hoàn thiện: G1 = 1 kN/m2; hoạt tải: Q = 4,0 kN/m2.

Hình 3.2 Bảng so sánh kết quả ứng với c=30mm

Kết luận:

Nhìn chung, có thể thấy chiều dày cấu kiện sàn ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lửa của cấu kiện, khi chiều dày cấu kiện sàn tăng lên thì khả năng chịu lửa của cấu kiện cũng được tăng lên theo. Tại phương pháp phân lớp, kết quả cho thấy rõ ràng nhất sự đồng biến giữa chiều dày sàn và khả năng chịu lửa của sàn. Đối với phương pháp tra bảng của sàn theo các tiêu chuẩn có kết quả tương đương nhau, giá trị của phương pháp tra bảng theo tiêu chuẩn National Building Code of Canada thiên về an toàn nhiều nhất và giá trị của phương pháp tra bảng theo tiêu chuẩn ASCE lớn nhất trong các ví dụ đã đưa ra.

b. Dầm bê tông cốt thép:

Cho một dầm đơn giản bằng bê tông cốt thép chịu đường gia nhiệt tiêu chuẩn. Nhịp, tải trọng, kích thước hình học và cốt thép đã biết. Chiều rộng dầm: 300mm; Chiều cao dầm: (500~700)mm; Chiều dày lớp bảo vệ: c = 25~35 mm. Kiểm tra khả năng chịu lực của dầm trong điều kiện chịu lửa bên dưới cho kết quả theo Hình 3.4 đến Hình 3.6.

Tóm tắt các thơng số đầu vào:

Chiều cao: l = 7,125 m; sơ đồ tính: dầm đơn giản 2 gối tựa; kích thước hình học 300x(500~700)mm; trọng lượng riêng của bê tông: ρ = 25 kN/m3; cường độ bê tông: fck = 30 MPa; cường độ cốt thép: fyk = 500 MPa; chiều dày lớp bảo vệ: c = 25~35 mm.

Cốt thép chịu lực theo bảng:

Dầm Gối Nhịp Khoảng cách bê tông

đến trục Lớp trên 4Ø22 2Ø22 47 mm Lớp dưới 2Ø22 4Ø22 47 mm Thép đai Ø6/175 Ø6/175 33 mm Tải trọng: Tĩnh tải: G1 = 30,0kN/m Hoạt tải: Q = 20kN/m

Hình 3.4 Bảng so sánh kết quả ứng với c=25mm, b=300

Hình 3.6 Bảng so sánh kết quả ứng với c=35mm, b=300

Kết luận:

Có thể thấy rằng kích thước cấu kiện dầm ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lửa của cấu kiện, cụ thể khi tăng chiều cao dầm lên thì khả năng chịu lửa của cấu kiện cũng được tăng lên theo. Tại phương pháp đường đẳng nhiệt, kết quả một lần nữa thể hiện nhất sự đồng biến giữa kích thước dầm và khả năng chịu lửa của dầm. Đối với phương pháp tra bảng của dầm theo các tiêu chuẩn có kết quả tương đương nhau, giá trị của phương pháp tra bảng theo tiêu chuẩn EC2 (EN 1992 1:2) và NZS-3101 là xấp xỉ nhau và có kết quả thiên về an toàn nhiều nhất; giá trị của phương pháp tra bảng theo tiêu chuẩn ASCE lớn nhất trong các ví dụ đã đưa ra.

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa (tt) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)