5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp đường đẳng nhiệt 500°C theo tiêu chuẩn EC2 (EN 1992 1:2)
2.2.1 Nguyên tắc và phạm vi áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng được cho tác động của đám cháy tiêu chuẩn và mọi chế độ nhiệt độ theo thời gian khác nhau, nhưng gây ra các trường nhiệt độ tương tự nhau trong bộ phận chịu tác động của lửa. Các chế độ nhiệt độ theo thời gian không phù hợp với tiêu chí này phải được phân tích tổng hợp riêng có xét đến cường độ tương đối của bê tông như một hàm số của nhiệt độ.
Phương pháp này chỉ hợp lệ với bề rộng nhỏ nhất của tiết diện như nêu trong Bảng 2.24:
a) Áp dụng cho đám cháy tiêu chuẩn, phụ thuộc vào khả năng chịu lửa;
b) Áp dụng cho đám cháy tham số, với hệ số độ thoáng Ο ≥ 0,14 [m1/2] (xem Phụ lục A, EN 1992-1-1).
Bảng 2.24 Bề rộng nhỏ nhất của tiết diện là hàm số của khả năng chịu lửa (áp dụng cho đám cháy tiêu chuẩn) và của mật độ tải trọng cháy (áp dụng cho tác động của đám cháy tham số)
a) Khả năng chịu lửa
Khả năng chịu lửa R 60 R 90 R120 R180 R240
Bề rộng nhỏ nhất
của tiết diện, mm 90 120 160 200 280
b) Mật độ tải trọng cháy
Mật độ tải trọng
cháy, MJ/m2 200 300 400 600 800
Bề rộng nhỏ nhất
của tiết diện, mm 100 140 160 200 240
Phương pháp tính tốn đơn giản được thực hiện dựa trên sự giảm chung về kích thước tiết diện khi xét đến lớp bê tông bề mặt bị hỏng do nhiệt độ cao. Chiều dày của lớp bê tông bị hỏng, a500, được lấy bằng chiều sâu trung bình của đường đẳng nhiệt 500ºC trong vùng chịu nén của tiết diện.
Bê tơng bị hỏng, tức là bê tơng có nhiệt độ cao hơn 500ºC, được coi là khơng có đóng góp gì cho khả năng chịu lực của cấu kiện, trong khi đó tiết diện bê tơng cịn lại vẫn duy trì tồn bộ giá trị cường độ và mơ đun đàn hồi ban đầu của nó.
Đối với một dầm hình chữ nhật chịu tác động của lửa ở 3 mặt, tiết diện giảm yếu trong điều kiện chịu lửa sẽ tuân theo Hình 2.2.