Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp cho hệ thống thu hồi hơi xăng dầu tại trạm xuất sản phẩm nhà máy lọc dâu dung quất (Trang 25 - 27)

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự bay hơi là đặc tính của sản phẩm (áp suất hơi, thành phần cất), diện tích bề mặt phân cách lỏng / hơi và sự hỗn loạn trong chất

lỏng và hơi liên quan. Các đặc tính của sản phẩm đóng một vai trị trong q trình bay hơi là áp suất hơi và nhiệt độ. Áp suất hơi và / hoặc nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì tốc độ bay hơi dự kiến càng cao. Áp suất hơi của một sản phẩm dầu mỏ có thể được xác định bằng cách sử dụng phương pháp áp suất hơi Reid (RVP). Áp suất hơi reid (RVP) là một phương pháp phịng thí nghiệm tiêu chuẩn để đo áp suất hơi Reid của một chất ở nhiệt độ 100 °F, phương pháp thử nghiệm RVP là ASTM-D- 323.

Thành phần cất hay đặc tính chưng cất của xăng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự bay hơi của xăng khi tồn chứa, sử dụng. Thành phần cất đơn giản được xác định bằng phương pháp phịng thí nghiệm ASTM D86. Dựa vào dải sôi, đặc biệt là điểm sôi đầu và điểm cất đến 10% thể tích để xác định xu hướng phát thải hơi hydrocacbon khi tồn chứa. Chi tiêu thành phần cất và áp suất hơi của 01 mẫu xăng RON 95 điển hình tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất bên dưới cho thấy điểm sôi đầu khoảng 30 0C nên sản phẩm bay hơi mạnh trong điều kiện nhiệt độ môi trường.

Bảng 2.3 - Thành phần cất của sản phẩm xăng RON95

TT No. Tên chỉ tiêu Test Phương pháp Method Đơn vị UoM Mức 3 (*) Specification Kết quả (*) Test result 1 Trị số RON TCVN 2703 (ASTM D2699) - ≥ 95 95.2 2 Thành phần cất phân đoạn/ Distillation: TCVN 2698 (ASTM D86)

- Điểm sôi đầu/ IBP oC Report 30.3 - 10% thể tích/ volume oC ≤ 70 52.2 - 50% thể tích/ volume oC 70 ÷ 120 100.7 - 90% thể tích/ volume oC ≤ 190 163.1 - Điểm sôi cuối/ FBP oC ≤ 210 197.9 - Cặn cuối/ Residue % vol ≤ 2.0 1.1 3 Áp suất hơi (Reid) ở 37,8oC/

RVP @ 37.8oC ASTM D5191 kPa 43 ÷ 75 62.8

Tốc độ bay hơi cũng tỷ lệ với diện tích bề mặt phân cách lỏng và hơi. Bằng cách giảm diện tích bề mặt phân cách lỏng và hơi, lượng bay hơi sẽ giảm do lượng không gian hơi bên trên chất lỏng bị giới hạn.

Sự hỗn loạn trong chất lỏng và hơi sẽ làm tăng tốc độ bay hơi và giảm thời gian cần thiết để đạt đến độ bão hịa 100% trong khơng gian hơi thông qua hai cơ chế. khi các hydrocacbon nhẹ bay hơi, lớp bề mặt chất lỏng mỏng trong chốc lát trở nên thiếu các phân tử này, làm chậm tốc độ bay hơi. Tuy nhiên, khi xăng mới được nạp vào, các hydrocacbon nhẹ di chuyển đến vùng này thơng qua q trình khuếch tán và tiếp tục bay hơi. Trong không gian hơi bên trên chất lỏng, các phân tử hydrocacbon nặng hơn khơng khí và có xu hướng tích tụ thành một lớp ngay trên bề

mặt chất lỏng, ngăn chặn sự bay hơi tiếp tục. Sản phẩm có nhiệt độ sơi thành phần cất 10% thể tích càng thấp thì sự bay hơi diễn ra càng mạnh ở nhiệt độ môi trường.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp cho hệ thống thu hồi hơi xăng dầu tại trạm xuất sản phẩm nhà máy lọc dâu dung quất (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)