5. Bố cục đề tài
2.2. Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Năm 2008, Mỹ thành lập Hội đồng dự án BIM (United StatesTM Project Committee) nhằm thúc đẩy sự phát triển BIM theo từng ngành, từng bang và trên cả nước, đồng thời công bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM (National BIM Standard). Đến này tiêu chuẩn này đã ngày một hồn thiện và chuẩn bị cơng bố phiên bản 3 (NBS- version 3). Tiêu chuẩn quốc gia này bao gồm các chỉ dẫn theo 3 cấp:
Cấp độ A hay còn gọi là tiêu chuẩn cốt lõi bao gồm tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các quy phạm, tiêu chuẩn trong việc trao đổi thông tin, tiêu chuẩn phù hợp với kỹ thuật và thử nghiệm.
Cấp độ B hay tiêu chuẩn tham khảo, bao gồm các tiêu chuẩn đã được ứng dụng bởi các tổ chức và các ngành cơng nghiệp khác liên quan về q trình thực hiện dự án ứng dụng BIM, chỉ dẫn đặc điểm kĩ thuật khi ứng dụng BIM và ví dụ tham khảo.
Cấp độ C là các tiêu chuẩn đã được thực tế chứng minh về cách thức tiến hành BIM, bao gồm thỏa thuận hợp đồng, hướng dẫn ứng dụng BIM để đạt kết quả tốt nhất và việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ bên thứ 3.
Khác với Anh và Singapore, mơ hình của Mỹ khơng bắt buộc áp dụng BIM cho các dự án vốn nhà nước do Mỹ khơng có một cơ quan quản lý tập trung chịu trách nhiệm cho tất cả các cơng trình xây dựng mà mỗi Bang có một Sở vận hành riêng. Mặc dù thiếu yêu cầu bắt buộc nhưng khối tư nhân trong ngành xây dựng ở Mỹ tự chọn BIM một cách tự nguyện như một công cụ làm việc hiệu quả năng suất cao, giảm chi phí nhân cơng, giảm chi phí xây dựng và tiến độ thi cơng. Mặc dù vậy, cục Quản lý dịch vụ công GSA của Mỹ đã ban hành 8 hướng dẫn BIM độc lập liên quan tới nhau và hướng dẫn được tham khảo nhiều nhất là Hướng dẫn BIM phiên bản 3 được ban hành bởi Viện Khoa học quốc gia về cơng trình dân dụng (NIBS) [39].