Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực hiện chiến lược ứng dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình thúc đẩy ứng dụng BIM trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại tỉnh quảng nam (Trang 34 - 42)

5. Bố cục đề tài

2.7. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực hiện chiến lược ứng dụng

ứng dụng BIM cho ngành xây dựng

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực hiện chiến lược áp dụng BIM vào trong ngành xây dựng đều xác định BIM là một chiến lược để tăng cường tính cạnh tranh, tăng năng suất thiết kế và thi cơng, giảm chi phí trong xây dựng và vận hành cơng trình [18].

Tại các nước đã triển khai áp dụng BIM thành cơng, dẫn đầu trong các tiến trình áp dụng BIM và chính phủ với vai trị dẫn dắt, đưa ra chiến lược, lộ trình và đặt mục tiêu cho ngành xây dựng qua một hội đồng chỉ đạo. Điều chỉnh các chính sách quản lý đầu tư công để tạo thuận lợi cho việc áp dụng BIM và sử dụng các dự án cơng làm địn bẩy để đẩy nhanh việc áp dụng BIM.

Song song với việc đẩy mạnh áp dụng BIM vào các dự án, cần liên tục triển khai nghiên cứu, đào tạo và xúc tiến các hoạt động nâng cao nhận thức. Liên kết với các tổ chức có năng lực để xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo nhân lực. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để luôn bắt kịp những tiến bộ mới nhất trên thế giới.

Việc ban hành sớm các tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM cũng như có các biện pháp hỗ trợ phù hợp đưa ra từ cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng là một yếu tố chủ đạo đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng BIM.

Từ đó để rút ra kinh nghiệm để thực hiện đề xuất nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng lộ trình thúc đẩy ứng dụng BIM trong lĩnh vục cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Nam” nhằm đáp giải quyết các nhu cầu thực tế của ngành xây dựng cở sở hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh, các vấn đề về lãng phí, năng suất thấp và thiếu hiệu quả phổ biến hiện nay trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng và quản lý cơng trình và tăng tính cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu đề xuất tầm nhìn 10 năm sẽ là cơ sở để các cơ quan chủ đầu tư, doanh nghiệp sử dụng trong việc xây dựng chiến lược và lộ trình chi tiết cho việc áp dụng BIM vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Quảng Nam.

THỰC TRẠNG LỘ TRÌNH ỨNG DỤNG BIM TRONG LĨNH VỰC

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Khảo sát về hiện trạng ứng dụng BIM cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Nam

Tổng quan về ứng dụng BIM cho cơng trình hạ tầng tại Việt Nam và Quảng Nam

Tại Việt Nam hiện nay, nắm bắt được xu thế ứng dụng công nghệ BIM, khái niệm về BIM đã tương đối phổ biến trong ngành xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, từ các đơn vị quản lý nhà nước, đến các doanh nghiệp xây dựng cũng đã bước đầu nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng BIM đem lại, đặc biệt ở hai thành phố lớn đã có nhiều cơng trình thực hiện ứng dụng BIM. Chủ đầu tư đã từng bước thực hiện dự án bằng công nghệ BIM, Nên các đơn vị thiết kế, thi công cũng từng bước đưa các ứng dụng phần mềm phục vụ như Autodesk Civil, Revit, Infraworks, Navisworks Manage… vào áp dụng trong các cơng trình thực tế từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến giai đoạn quản lý thi công.

Hiện tại Việt Nam là đất nước đang phát triển, đi kèm với việc phát triển của đất nước là kinh tế, giáo dục, cơ sở văn hóa hạ tầng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…. Nên việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển là rất quan trọng. Chúng ta càng ngày phát triển và hướng tới thời kì cơng nghệ 4.0. Nên việc ứng dụng BIM vào xây dựng là rất cần thiết, vì có nhiều hiện quả đem lại đã được chứng minh trên thế giới.

Lần đầu tiên công nghệ được nhắc tới trong trong Quốc hội khóa XIII nằm trong luật xây dựng số 50/QH/2014 thơng qua ngày 18/06/2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015. Đây cũng là cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành xây dựng nói chung và ngành cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng. Tuy nhiên, chưa nêu rõ và các quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn đi kèm để thực hiện. Chưa đảm bảo được con người, cơng nghệ và chính sách, quy trình giúp cho triển khai mơ hình BIM hiệu quả.

Trong thời gian qua các vấn đề về BIM đã được đề cập tại nhiều buổi hội thảo chuyên đề do các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ xây dựng, Bộ Giao thông, Sở giao thông thành phố Hồ Chí Minh..), các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, tổ chức tư vấn tổ chức. Các hội thảo đã cung cấp các số liệu thực tế về lộ trình ứng dụng BIM, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các quy trình tiêu chuẩn và làm nổi bật triển vọng và khuyến khích ứng dụng BIM vào trong nhiều lĩnh vực. Các buổi hội thảo nhìn chung thu hút được sự quan tâm tích cực của các chuyên gia, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu, doanh nghiệp tư vấn.

Tuy cịn đối diện với khó khăn và thách thức, vẫn cho thấy ứng dụng BIM mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng, đã và đang từng bước phủ kín các cơng trình xây dựng ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau, đặt ra

vấn đề mới trong định hướng phát triển và quản lý Nhà nước ngành Xây dựng. Năm 2021, một số tài liệu pháp lý tại Việt Nam như Luật Xây dựng, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các thông tư, quyết định của Bộ xây dựng đã được ban hành để đẩy mạnh việc áp dụng BIM tại các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam như:

Trong Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, điều 6 về “Ứng dụng mơ hình thơng tin cơng trình và các giải pháp cơng nghệ số” nêu rõ việc (1) Khuyến khích áp dụng mơ hình thơng tin cơng trình (BIM), giải pháp cơng nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầu tư xây dựng; (2) Tệp tin BIM là một thành phần trong hồ sơ thiết kế xây dựng, hồ sơ hồn thành cơng trình đối với các dự án, cơng trình xây dựng áp dụng BIM. Nội dung và mức độ chi tiết của mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) thực hiện theo thỏa thuận của các bên có liên quan đến việc ứng dụng BIM trong hợp đồng xây dựng.

Và tại Phụ lục VIII của thơng tư 12/2021/TT-BXD về Định mức chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư xây dựng, có đề cập “Trường hợp dự án, cơng trình, gói thầu có u cầu áp dụng Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) trong q trình lập dự án, thiết kế, giám sát thi cơng, quản lý dự án thì chi phí áp dụng BIM xác định bằng dự tốn chi phí nhưng khơng q 50% chi phí thiết kế xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này.”

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm trên thế giới và các qui chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, năm 2021 Bộ xây dựng cũng đã ban hành 2 hướng dẫn quan trọng liên quan về áp dụng BIM bao gồm:

+ Quyết định số 348/QĐ-BXD ngày 02/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Công bố Hướng dẫn chung áp dụng Mơ hình thơng tin cơng trình.

+ Quyết định số 347/QĐ-BXD ngày 02/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Công bố Hướng dẫn chi tiết áp dụng Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) đối với cơng trình dân dụng và cơng nghiệp hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Những văn kiện quan trọng được ban hành vừa qua từ cấp trung ương, cấp thành phố đã cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp về các vấn đề như ứng dụng công nghệ số, đầu tư phát triển con người, cải tiến hành lang pháp lý, cụ thể.

+ QĐ số 749/2020-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, hướng đến năm 2030”.

+ Quyết định số 1004/2020-QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Về việc Phê duyệt “Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

+ QĐ 127/2021/QĐ-TTg Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

+ QĐ 146/2022/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030".

Các thơng tư và quyết định của chính phủ và bộ xây dựng là nền tảng để việc triển khai BIM được rộng rãi hơn. Nhưng để triển khai mơ hình thơng tin BIM vào dự án hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Quảng Nam, thì việc chủ động tiếp cận và học hỏi của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư đóng vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan đến dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phải nhận thức được tầm quan trọng và đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư để cùng thúc đẩy ứng dụng mơ hình thơng tin BIM vào dự án hạ tầng kỹ thuật.

Đơn vị quản lí nhà nước

Để thúc đẩy quá trình ứng dụng BIM tại tỉnh Quảng Nam thì đơn vị quản lí nhà nước đóng vai trị rất quan trọng. Nhằm định hướng cho các đơn vị liên quan đến ngành xây dựng cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tuân theo quy định đưa ra. Bên cạnh đó nhà nước đã đưa ra các hướng dẫn thực hiện bên cạnh đó đã thực hiện các dự án điển hình tại Việt Nam, tạo điều kiện để nghiên cứu ứng dụng tại tỉnh Quảng Nam.

Bốn yếu tố đóng vài trị quan trọng chính đến việc xây dựng lộ trình thúc đẩy ứng dụng BIM trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại tỉnh Quảng Nam đó là: con người, quy trình, chính sách, cơng nghệ. Nên việc xây dựng lộ trình phải đảm bảo sự liên kết giữa các yếu tố.

Đơn vị chủ đầu tư

Đơn vị chủ đầu tư nhà nước phải là đơn vị thực hiện và áp dụng, nhằm định hướng cho đơn vị chủ đầu tư tư nhân áp dụng vào dự án trên tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên các dự án tại tỉnh chưa có quy định và bắt buộc áp dụng nên có chính sách và quy định riêng. Để từng bước thực hiện.

Do đó đơn vị chủ đầu tư thuộc nhà nước đóng vai trị rất quan trọng, để cho đơn vị chủ đầu tư nhân nhận thức được lợi ích từ BIM đem lại cho dự án của mình.. Từ đó chủ đầu tư sẽ bắt buộc các đơn vị có liên quan thực hiện dự án phải ứng dụng BIM.

Các đơn vị có liên quan

Đơn vị tư vấn thiết kế: Các đơn vị tại tỉnh hiện nay chưa thực hiện BIM, và chỉ sử dụng những công nghệ phục vụ cho việc thiết kế mơ hình 3D. Nhưng các đơn vị tư vấn lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã áp dụng và có các đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm. Ở từng giai đoạn của dự án, mức độ ứng dụng BIM cũng khác nhau. Với lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khả năng ứng dụng BIM ở mức rất cao do nhu cầu cần có mơ hình 3D để kiểm sốt được việc giao cắt và những vấn đề cần thiết trước khi thi công. Hiện nay, gần như các công ty làm về tư vấn thiết kế hạ tầng cho các tập đoàn lớn đều bắt buộc phải đều ứng dụng các công cụ BIM trong thiết kế, với các công cụ được sử dụng phổ biến nhất như Civil, Revit, Infraworks, Navisworks Manage … Việc sử dụng các mơ hình 3D cũng cho thấy sự linh hoạt khi có sự thay đổi các phương án thiết kế, đây cũng chính là một yếu tố quan trọng khiến các công cụ BIM cho thiết kế hạ tầng được phổ biến. Một số công ty đang ứng dụng các công cụ

BIM cho thiết kế hạ tầng như INNO, SEAPE, Aurecon, Beccamex Bình Dương … trong đó tiêu biểu như Beccamex Bình Dương với 100% dự án đều ứng dụng BIM. Dựa trên những đánh giá tổng quan ở trên có thể thấy rằng, khả năng ứng dụng BIM trong các doanh nghiệp về tư vấn ở rất nhiều mức độ khác hau. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp là chưa ứng dụng hoặc ứng dụng ở mức sử dụng các công cụ BIM một cách độc lập, chưa thực sự tham gia vào quy trình ứng dụng BIM với sự phối hợp của nhiều bộ môn và nhiều bên liên quan trong dự án. Mặt khác, cũng có một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã có những thành cơng nhất định trong việc ứng dụng BIM đây sẽ là những bài học quan trọng để cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập ứng dụng. Đặc biệt, các đơn vị tư vấn cần nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng BIM vào thiết kế và luôn hướng tới mục tiêu phối hợp mơ hình giữa các bộ mơn được tốt hơn, qua đó có thể kiểm tra các va chạm và xung đột ngay từ giai đoạn thiết kế và đưa ra các thiết kế tối ưu, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong dự án.

Đơn vị thi công: Hiện tại các đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị thực hiện ứng dụng BIM. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà thầu thi công tiêu biểu ứng dụng BIM địa ốc Hịa Bình, Cơng ty cổ phần xây dựng Coteccons… nhờ việc ứng dụng BIM mà kiểm soát được va chạm giữa các hệ thống hạ tầng khác nhau khi thi công, trao đổi thông tin liên tục giữa các bên liên quan đến dự án. Cho thấy việc ứng dụng BIM vào thi công mang lại hiệu quả lớn.

Điều tra khảo sát thực trạng áp dụng BIM tại các dự án xây dựng tỉnh Quảng Nam

Khảo sát hiện thực trạng ứng dụng BIM tại tỉnh Quảng Nam được thực hiện nhiều đối tượng, trong đó có các cá nhân làm tại các đơn vị khác nhau. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 01/05/2022 đến ngày 20/05/2022, bao gồm 79 đối tượng, thực hiện khảo sát trên google form.

Hình 3.1. Tỷ lệ đối tượng tham gia khảo sát

Số liệu khảo sát 100% đối tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong đó phiếu thu lại được chủ yếu tập trung đối tượng cơ quan quản lý nhà nước với 68,4%, sau đó là doanh nghiệp tư nhân với 30,4%, có có 1,3% đối với doanh nghiệp nước ngồi. Cịn

lại các đối tượng doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước con số rất nhỏ trên địa bàn tỉnh nên kết quả thu về chưa có.

Hình 3.2. Chun ngành tham gia khảo sát

Và các đối tượng chính trong phiếu khảo sát thu về trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiếm 87,3%, và sau đó là các ngành liên quan đến ngành hạ tầng. Có thể nhận thấy rằng tỷ lệ khảo sát phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào đối tượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Hình 3.3. Lĩnh vực chun mơn

Các lĩnh vực chuyên liên quan đến thực trạng ứng dụng BIM đều được khảo sát, vì BIM có thể ứng dụng linh hoạt cho nhiều giai đoạn và cho nhiều đối tượng trong việc thực hiện dự án xây dựng. Kết quả thu được sau khảo sát đối tượng Chủ đầu tư với 75,9%, sau đó là các đối tượng quản lý dự án 73,4%, không kém phần quan trọng trong lĩnh chuyên môn tiên lượng và dự tốn 59,5%, thẩm tra quyết tốn dự án hồn thành 51,9%. Và các lĩnh vực chun mơn cịn lại như thiết kế, thi công, tư vấn giám sát.

Điều này cho thấy các bên liên quan đến dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình thúc đẩy ứng dụng BIM trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại tỉnh quảng nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)