5. Bố cục đề tài
4.1. Ứng dụng BIM tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều đơn vị đã triển khai BIM gặp rất nhiều khó khăn nhưng các đơn vị và doanh nghiệp ln có sự quan tâm đến việc ứng dụng BIM. Vì từng cá nhân thực hiện dự án đều nhận thức được lợi ích mà BIM mang lại so với việc thực hiện dự án truyền thống. Cho đến hiện tại thì BIM khơng cịn xa lạ đối với các đơn vị và doanh nghiệp tại Việt Nam. Và các đơn vị tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng… từ chủ đầu tư cho đến các đơn vị thiết kế và thi công đã chủ động tìm hiểu và ứng dụng BIM vào dự án. Các chủ đầu tư như: tập đồn Vingroup… nhà thầu thi cơng như: Vinaconex, Hịa Bình, Unicons… đơn vị thiết kế về hạ tầng như: INNO, SEAPE, Aurecon, Beccamex Bình Dương …
Các doanh nghiệp ứng dụng BIM thường có nguồn nhân lực, và vốn nhiều đủ yêu cầu ứng dụng BIM. Đặc biệt các đơn vị nhận thức về BIM sẽ là xu thế cho thời đại công nghệ 4.0 trong tương lai. Không chỉ mang lại lợi ích trong xây dựng, còn tạo được lợi thế cạnh tranh đối với các đơn vị khác, cùng thực hiện dự án và mục đích giống nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án làm quen với việc truyền thống và ngại thay đổi. Vì có nhiều yếu tố tác động như thiếu hụt nhân lực, thiếu chuyên gia công nghệ, đặc biệt khơng thể thực hiện theo chính sách hiện tại cho dự án vì chưa có định giá và quy định áp dụng cho dự án. Hệ thống tiêu chuẩn và hướng dẫn áp dụng chưa rõ ràng.
Dựa trên kinh nghiệm nước ngồi thì chính phủ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác thơng tư PPP (Quyết định 161/QĐ-BCĐPPP) nhằm thúc đẩy sự phát triển của hình thức đối tác này rất nhiều trong thời gian qua. Nhưng Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực BIM, nên việc xây dựng lộ trình ứng dụng BIM, cũng như tiêu chuẩn, quy chuẩn cần phải tham khảo các nước đã có kinh nghiệm và có hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn để ứng dụng vào môi trường xây dựng của Việt Nam phù hợp.
Tiếp theo lần đầu tiên công nghệ được nhắc tới trong trong Quốc hội khóa XIII nằm trong luật xây dựng số 50/QH/2014 thơng qua ngày 18/06/2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015 đã quy định nội dung liên quan đến hộ thống thông tin. Cụ thể: việc ứng
dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thơng tin cơng trình trong hoạt động đầu tư xây dựng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng (khoản 3 Điều 4); quản lý hệ thống thơng tin cơng trình cũng là một trong những nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng (khoản 1 Điều 66). Vào ngày 22 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt “Đề án áp dụng mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành cơng trình” (QĐ 2500/TTg), trong đó chỉ rõ vai trị quan trọng của ứng dụng BIM trong nền tảng hợp tác dự án. Theo Đề án BIM mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, trong giai đoạn 2017 – 2019, Đề án tập trung nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp áp dụng BIM; xây dựng hành lang pháp lý và hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan để áp dụng BIM; xây dựng các hướng dẫn về BIM; xây dựng các chương trình khung đào tạo kiến thức về BIM và nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên môn.