Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn NHẬP môn ĐÔNG PHƯƠNG học NHÂN học tộc NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 27 - 28)

III. Sinh hoạt kinh tế, văn hóa tinh thần vật chất

2. Các mơ hình kinh tế

2.1. Thủ công nghiệp

Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức,...

Ví dụ:

Ở Trung Quốc và Ấn Độ ( tộc người Arbor) nổi tiếng từ xưa với nghề thủ công cổ truyền là nghề dệt vải tơ. Về sau, ngành nghề này càng phát triển ở các nước khác, ngày càng có nhiều mặt hàng mới ra đời.

Ở Bản Cát Cát (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là bản lâu đời của người Mông, cịn lưu giữ nhiều nghề thủ cơng truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, với các hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú...

Các nghề chăn tằm, ươm tơ, nhuộm vải, làm đồ gốm cũng được phát triển. Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ,...

Ví dụ:

Ở nước ta, nghề làm gốm xuất hiện ở người Thái (Mường Thanh - Sơn La), người Chăm ở Bàu Trúc (Ninh Thuận), Trí Đức (Phan Rí) và một vài nơi ở các tộc người bản địa trên Cao nguyên. Tộc người Kinh nổi tiếng với những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, Làng gốm Thanh Hà hay làng lụa Vạn Phúc,…

27

Giấy là phát minh có đóng góp rất lớn cho nhân loại của người Trung Quốc. Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Đây là một nghề riêng và độc quyền của Trung Quốc trong mấy thế kỉ, sản xuất và đáp ứng cho nhu cầu trong và ngoài nước.

Một số nghề mới xuất hiện về sau như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài cũng được mở rộng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn NHẬP môn ĐÔNG PHƯƠNG học NHÂN học tộc NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 27 - 28)