Chức năng của hôn nhân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn NHẬP môn ĐÔNG PHƯƠNG học NHÂN học tộc NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 42 - 43)

IV. Tổ chức và Quản lý xã hội

1. Hơn nhân và Gia đình

1.1 Hôn Nhân

1.1.2 Chức năng của hôn nhân

Hôn nhân là một thể chế nhằm thoả mãn nhiều loại chức năng khác nhau. Những chức năng này bao gồm chuyển hành vi tính dục thành những mối quan hệ xã hội ổn định, thoả mãn những nhu cầu kinh tế của những người kết hôn với nhau, kéo dài các nhóm thân tộc của xã hội, cung cấp một thiết chế để chăm nom con trẻ cho đến khi chúng trưởng thành.

Hợp thức hóa quan hệ tình dục

Trong nhiều xã hội, hơn nhân là điều kiện tiên quyết và chính thức để có thể bắt đầu hoạt động tình dục. Hơn nhân đảm bảo tính cơng khai của một mối quan hệ lâu dài và sự thủy chung về tình dục. Sự ràng buộc của hôn nhân sẽ làm giảm đi sự xung đột tiềm tàng quan hệ tình dục đối với nhiều cá nhân, góp phần ổn định xã hội.

Thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lời và nghĩa vụ của các thành viên

Việc kết hơn sẽ tạo ra một gia đình mới vì lợi ích của các thành viên, khơng chỉ có chồng và vợ mà cả con cái do họ sinh ra. Nhóm mới này thường đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mỗi thành viên về ăn, ở, mặc; con cái được nuôi dạy và nhập thân văn hóa từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành và cuối cùng là duy trì nịi giống.

Hơn nhân sẽ hình thành các ràng buộc xã hội được thể chế hoá một cách hợp pháp mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái. Trong quan hệ tình dục, người chồng và người vợ mỗi người đều có quyền quan hệ tình dục đối với người kia (trừ khi chồng có nhiều hơn một vợ và người vợ có nhiều hơn một chồng). Người chồng hay vợ

42

có tồn quyền hay một phần quyền đối với thành quả lao động và tài sản của người khác và khối tài sản chung cần được thiết lập vì lợi ích của con cái trong cuộc hôn nhân.

Tạo lập các liên minh họ hàng

Trong các xã hội phương Đông, hôn nhân tạo ra các liên minh giữa những họ hàng của hai vợ chồng. Thông qua hôn nhân tạo nên các mối dây ràng buộc gọi là liên minh thích tộc nhằm thể hiện các chức năng sinh tồn, chính trị, luật pháp, kinh tế và xã hội vì lợi ích của những người liên quan.

Một trách nhiệm thường thấy của những người họ hàng thân thích là mang đến cho họ những thứ cần thiết cho cuộc sống như tặng thức ăn, quà cáp, tiền bạc vào dịp cưới hỏi, sinh con, tang ma hay các dịp khác. Tập qn này đóng vai trị hữu ích để giúp đỡ chia sẻ với nhau nhất là những lúc khó khăn. Một nghĩa vụ khá phổ biến là những người họ hàng thân thích có trách nhiệm bảo vệ lẫn nhau khi có chiến tranh hay các tranh chấp lợi ích khác.

Mối quan hệ họ hàng thân thích khơng chỉ mang ý nghĩa về mặt xã hội, kinh tế, chính trị mà cịn chi phối phong tục lễ nghi qua việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ giữa một người chồng, người vợ và các thành viên trong gia đình thường được biết đến như sính lễ, của hồi mơn, ở rể.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn NHẬP môn ĐÔNG PHƯƠNG học NHÂN học tộc NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 42 - 43)