III. Giới thiệu các nét cơ bản về HIệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP
3. Hiệp định CPTPP
3.1. Bối cảnh hình thành CPTPP
Khởi đầu, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Hiệp định được kì vọng thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hồn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu.
Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên cịn lại của TPP (khơng bao gồm Hoa Kỳ). Hiệp định
2
CPTPP đã được 8 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam, Peru. CPTPP chính thức có hiệu lực tại Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand vào ngày 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019, và có hiệu lực tại Peru từ ngày 19/9/2021. Ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng, đặc biệt tại Tây bán cầu, hiệp định CPTPP được đánh giá là dấu mốc lịch sử, cho thấy sự trỗi dậy của các nền kinh tế châu Á và đánh dấu sự dịch chuyển của trật tự thương mại toàn cầu.