Điều kiện hưởng lợi của hiệp định CPTPP

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn hội NHẬP KINH tế QUỐC tế đề tài quan hệ kinh tế việt nam – nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP (Trang 34 - 45)

III. Giới thiệu các nét cơ bản về HIệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

3. Hiệp định CPTPP

3.3. Điều kiện hưởng lợi của hiệp định CPTPP

3.3.1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải “có xuất xứ” theo Hiệp định. Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained - WO); (ii) hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP (Produced Entirely from originating materials - PE); và (iii) quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules - PSR).

Theo đó, một sản phẩm hàng hóa sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu về xuất xứ và được hưởng ưu đãi nếu thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được trồng, thu hoạch hoặc đánh bắt ở trong khu vực các nước đối tác CPTPP.

3

Ví dụ: Cây trồng, hoa màu như lúa gạo, tiêu, cà phê…; động vật sống như lợn, gà, bị, cừu, tơm, cá…

Trường hợp 2: Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu trong khu vực các nước CPTPP. Một sản phẩm hàng hố có thể được sản xuất từ các ngun liệu có nguồn gốc khác nhau. Quy tắc cộng gộp trong Hiệp định CPTPP cho phép các nước CPTPP được coi nguyên liệu của một nước CPTPP như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ CPTPP.

Ví dụ: Tivi được sản xuất tại Việt Nam từ linh kiện điện tử ở Việt Nam, màn hình ở Ma-lai-xi-a, thiết bị điều khiển ở Nhật Bản (Nhật Bản, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đều là các nước tham gia CPTPP) nên Tivi được coi là có xuất xứ CPTPP.

Trường hợp 3: Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR). Theo Hiệp định CPTPP, hàng hóa được sản xuất tại các nước CPTPP khơng sử dụng ngun liệu có xuất xứ hồn tồn từ các nước CPTPP nhưng đáp ứng được quy tắc quy định trong Phụ lục 3-D của Chương 3 về Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR) thì vẫn được coi là hàng hố có xuất xứ CPTPP và được hưởng ưu đãi.

3.3.2. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch và hàng rào kĩ thuật.

• Các biện pháp an tồn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật: Biện pháp SPS là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật ni, động thực vật thơng qua việc bảo đảm an tồn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật. Ví dụ: Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc, về hun trùng, các biện pháp xử lý khác đối với bao bì sản phẩm (tẩy uế, tránh lây lan dịch bệnh)…

Hiệp định SPS không hạn chế quyền của các nước trong việc áp dụng các biện pháp SPS để bảo vệ sức khỏe của con người, động và thực vật trên lãnh thổ nước mình, nhưng yêu cầu các nước phải đảm bảo các biện pháp đó (i) dựa trên các căn cứ khoa học hoặc theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế và (ii) phải được áp dụng ở mức cần thiết, không gây cản trở thương mại và không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm trong nước và nước ngồi. CPTPP có phần mở rộng hơn so với WTO là về hợp tác và tham vấn kỹ thuật trong các vấn đề SPS; tăng cường minh bạch trong công nhận hệ thống quản lý và các biện pháp SPS của nhau, công nhận điều kiện vùng và khu vực (về tình

3

hình sâu hại và dịch bệnh và thương mại), chứng nhận và kiểm tra nhập khẩu đối với hàng hóa nơng sản thực phẩm nhập khẩu.

• Hàng rào kĩ thuật trong thương mại

Biện pháp TBT là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hố nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Ví dụ: Các u cầu về đóng gói, ghi nhãn sản phẩm, chất lượng, công năng của sản phẩm…

Các bên có quyền ban hành các biện pháp TBT tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện: phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO như dựa trên các căn cứ khoa học xác đáng, không phân biệt đối xử, minh bạch, tham vấn trước khi ban hành….

Ngồi ra, CTPPP có một số cam kết mới về TBT như Cam kết liên quan tới tổ chức đánh giá sự phù hợp: Các nước CPTPP không được đối xử phân biệt giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp đặt trụ sở tại các nước CPTPP, với các tổ chức đặt trụ sở tại lãnh thổ nước mình, khơng được yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đặt trụ sở hay đặt văn phòng đại diện trên lãnh thổ nước mình; khơng u cầu hợp pháp hóa các giấy tờ về chứng nhận sự phù hợp.Về TBT đối với một số loại hàng hóa cụ thể: CPTPP có Phụ lục về các nguyên tắc ràng buộc các nước khi ban hành các quy định TBT đối với 06 nhóm hàng hóa là: rượu vang và đồ uống chưng cất, các sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói và phụ gia thực phẩm.

3.3.3. Điều kiện hưởng lợi đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.

Ngày 26/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 57/2019/NĐ- CP ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn từ 14/01/2019 đến hết 31/12/2022. Nghị định ban hành được áp dụng với 7 quốc gia bao gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xing-ga-po, Niu-zi-lân, Ca-na-đa và Úc là những quốc gia mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực theo quy định về điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm 10.647 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 350 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện Hiệp định CPTPP. Hàng hóa nhập khẩu được

3

áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP phải đáp ứng đủ các điều kiện là thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước; được vận chuyển vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực (trường hợp quá cảnh, chuyển tải thì phải đáp ứng điều kiện quá cảnh, chuyển tải theo quy định của Hiệp định CPTPP) và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định CPTPP.

IV. Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam dưới tác động của Hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

1. Cơ hội

Việc tích cực tham gia đàm phán và kí kết các hiệp định như CPTPP, AJCEP và VJEPA đã mở ra cho Việt Nam mn vàn cơ hội:

Đầu tiên phải kể đến đó là Cơ hội về xuất khẩu

Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nơng thủy sản, điện, điện tử, may mặc, giày da đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Thơng qua AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ 94% giá trị nhâp khẩu từ Việt Nam trong vịng 10 năm, khi hiệp định có hiệu lực Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dịng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Đã có 3.718 thương vụ xuất nhập khẩu thông qua Hiệp định AJCEP, với kim ngạch

17 tỷ USD, đứng đầu trong số các Hiệp định. Và theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩuViệc có quan hệ với Nhật Bản và các nước thành viên CPTPP sẽ giúp. Tận dụng lợi thế từ các Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do đem lại chính là cơ

3

hội để Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam cũng có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn và ổn định hơn.

Thứ hai là Cơ hội về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP, AJCEP, VJEPA sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận các máy móc, thiết bị, nguyên liệu chất lượng cao từ Nhật Bản và các nước thành viên CPTPP để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đầu tư. Việc giảm thuế trong các nhóm hàng nguyên vật liệu, thiết bị cũng sẽ là động lực quan trọng để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư ODA mà Nhật Bản và các nước CPTPP dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Tính đến năm 2021, Nhật Bản đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 27 tỷ USD, chiếm khoảng 17% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được tiếp cận với nguồn vốn ODA một cách dễ dàng hơn. Từ đó, nước ta có thể tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.

Thứ ba là Cơ hội đối với các ngành

Việc giảm thuế xuất và nhập khẩu thông qua các hiệp định trên đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh. Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, các hiệp định trên có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.

Thứ tư là Cơ hội về cải cách thể chế

Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới , tham gia CPTPP, AJCEP, VJEPA sẽ là cơ hội để Việt Nam ta tiếp tục hồn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình

3

đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hồn thiện mơi trường kinh doanh theo hướng thơng thống, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngồi.

Cuối cùng là Cơ hội về việc làm và thu nhập

Tham gia các hiệp định trên sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, gia tăng phú lợi xã hội và góp phần xố đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình qn mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đơ-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nước thành viên CPTPP và Nhật Bản đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là khơng cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hồn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia các hiệp định trên. Đặc biệt, do các hiệp định bao gồm cả các cam kết về bảo vệ mơi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.

2. Thách Thức

Các Hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra khơng ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Cụ thể:

• Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là cải cách thể chế

+ Đối với Chính phủ, phải cải cách luật chơi, thơng tin, giáo dục, đào tạo…

+ Còn doanh nghiệp phải tăng cường sự hiểu biết để tận dụng lợi thế mà các Hiệp định đem lại. Đặc biệt, cần hiểu rằng, doanh nghiệp không chỉ am hiểu về luật chơi quốc tế mà còn phải nắm bắt thông tin cũng như kịp thời cập nhật các thay đổi chính sách tương ứng; nâng cao năng lực pháp lý, quản trị kinh doanh, để tự bảo vệ mình. Để chuẩn bị tham gia các hiệp định, việc cải

3

cách mạnh mẽ từ bên trong là vấn đề đặt ra cấp thiết, đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn cịn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.

- Khi tham gia ký kết các hiệp định, Việt Nam và các nước đối tác trong đó có Nhật Bản phải cùng nhau thực hiện cam kết giảm thuế đối với những hàng hóa nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi đó, cơ hội xuất

khẩu hàng hóa vào các nước thành viên của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. Tuy

nhiên, một tác động ngược lại của các Hiệp định là làm tăng nguy cơ nhập siêu do Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến hàng hóa trong nước phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hóa

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn hội NHẬP KINH tế QUỐC tế đề tài quan hệ kinh tế việt nam – nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w