Định hướng triển khai DAS tại QNaPC

Một phần của tài liệu Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy lưới điện thành phố hội an (Trang 38 - 39)

5. Bố cục

3.4. Định hướng triển khai DAS tại QNaPC

- Với hiện trạng hệ thống SCADA/DMS tại OCC Quảng Nam như đã nêu ở trên thì cần thiết nghiên cứu, triển khai DAS tại OCC Quảng Nam là phù hợp, trong đócó các yêu cầu cần đặt ra:

+ Tận dụng được hạ tầng hiện có, giảm chi phí đầu tư xây dựng và hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào phần cứng của một hãng nào đó;

+ Dễ dàng tích hợp và mở rộng hệ thống, làm chủ công nghệ và từng bước tự chủ hoàn toàn trong việc đầu tư phát triển và ứng dụng các chức năng tự động hóa;

+ Phần mềm DAS đã được áp dụng thành công trên quy mô lưới điện lớn (tương đương lưới điện PC Quảng Nam);

+ Đáp ứng mục tiêu nhanh chóng triển khai ứng dụng DAS thành công tại PC Quảng Nam theo tiến độ EVNCPC giao.

- Định hướng giải pháp truyền thông kết nối 26 thiết bị đóng cắt về Trung tâm điều khiểntrong đề án triển khai xây dựng DAS tại OCC Quảng Nam phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chất lượng đường truyền ổn định, tốc độ đường truyền đáp ứng để hệ thống DAS tối ưu.

+Đảm bảo bảo mật thông tin: Sử dụng cơ chế VPN (IPSecVPN/OpenVPN/ SSHVPN) giữa các thiết bị đầu cuối để mã hóa thơng tin được truyền tải giữa TTĐK và các thiết bị đóng cắt trung thế.

+ Kênh truyền phải đảm bảo dự phòng 1+1, thời gian xử lý sự cố kênh đảm bảo. + Hệ thống server và mạng đảm bảo triển khai hệ thống DAS và mở rộng hệ thống DAS sau này.

- Định hướng lập phương án đầu tư cải tạo lưới điện để đảm bảo thực hiện DAS:

+ Lưới điện trung áp được thiết kế mạch vòng, dây dẫn, các TBĐC đủ điều kiện vận hành khép và tách vòng từ 01 hoặc từ 02 nguồn khác nhau, các đường trục trung thế mang tải từ 50 - 60% ở chế độ vận hành bình thường.

+ Suất mang tải cho phép của dây dẫn (theo Icp, Ikt) để đảm bảo không bị quá tải khi DAS thực hiện đóng cắt chuyển tải cấp điện không sự cố: Icp <=80%; Ikt<=120%.

+ Thiết bị phân đoạn có bảo vệ rơle Recloser trên đường trục (<= 3 thiết bị để đảm bảo phối hợp bảo vệ) và bố trí LBS xem lẫn để phân đoạn phụ tải, đồng thời Recloser/LBS các nhánh rẽ có phụ tải lớn, cáp ngầm dài, vị trí liên kết mạch vịng.

+ Đầu tư bổ sung thiết bị phân đoạn theo định hướng nâng cao ĐTCCCĐ của Tổng công ty Điện lực miền Trung cho từng khu vực.Trong đó, ưu tiên hốn chuyển các TBĐC phù hợp, sau đó mới mua sắm thiết bị mới.

+ Phương án cải tạo lưới phải đảm bảo các phương thức chuyển tải, phân đoạn, bảo vệ rơ le của các MC/Rec làm việc tin cậy, an toàn, thuận lợi cho việc cấu hình, chạy bài tốn DAS.

** Định hướng đầu tư, triển khai hoàn thiện DAS tại QNaPC:

- Theo chỉ đạo của EVNCPC đến tháng 6/2022, phải đưa vào vận hành DAS tại thành phố Hội An (xem xét thêm thành phố Hội An). Trước tình hình dịch bệnh Covid19 phức tạp, cũng như xem xét nhân lực hiện có của đơn vị và phân bổ vốn đầu tư xây dựng qua từng năm, QNaPC đề xuất triển khai ứng dụng DAS từng giai đoạn như sau:

+ Thành phố Hội An triển khai ở giai đoạn 2022-2023; + Thành phố Hội An: triển khai ở giai đoạn 2021-2022;

+ Khu vực thị xã Điện Bàn và trung tâm thị trấn ở các huyện triển khai ở giai đoạn 2023-2024;

+ Các khu vực còn lại ở giai đoạn 2024-2025.

Một phần của tài liệu Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy lưới điện thành phố hội an (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)