Tổng quan về độ tin cậy cung cấp điện

Một phần của tài liệu Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy lưới điện thành phố hội an (Trang 53 - 56)

5. Bố cục

4.1. Tổng quan về độ tin cậy cung cấp điện

4.1.1. Độ tin cậy

Độ tin cậy là khả năng mà một phần tử hay hệ thống thực hiện một chức năng, yêu cầu trong một giới hạn đã cho ở một thời điểm nhất định, trong một điều kiện làm việc nhất định. Độ tin cậy theo nghĩa rộng là một tính chất phức hợp, nó bao gồm các tính chất chủ yếu của đối tượng: tính khơng hỏng, tính sửa chữa, tính bảo quản và tính lâu bền.

- Tính khơng hỏng: tính chất của đối tượng giữ được khả năng làm việc của mình. Đặc trưng định lượng cho tính khơng hỏng là các đại lượng: xác suất làm việc không hỏng, trung bình thời gian làm việc giữa các lần hỏng, cường độ hỏng, các tham số của dịng hỏng hóc v.v… Xác suất làm việc không hỏng cũng thường được gọi là độ tin cậy.

- Tính sửa chữa: tính chất của đối tượng thích ứng với việc tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nó. Đặc trưng cho tính sửa chữa là các đại lượng xác suất phục hồi, trung bình thời gian dừng làm việc, trung bình thời gian phục hồi, cường độ phục hồi…Đặc trưng chung cho tính khơng hỏng và tính sửa chữa là các đại lượng hàm sẵn sàng, hệ số sẵn sàng, hệ số khơng sẵn sàng…

- Tính bảo quản: tính chất của đối tượng duy trì được các thơng số đầu ra xác định chất lượng của mình trong giới hạn đã cho. Đặc trưng cho tính bảo quản là các đại lượng trung bình thời gian bảo quản, cường độ hỏng khi bảo quản…

- Tính lâu bền: tính chất của đối tượng duy trì được khả năng làm việc của mình cho tới trạng thái giới hạn, trong đó có kể tới những gián đoạn cần thiết cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. Đặc trưng cho tính chất này là tuổi thọ trung bình, trung bình thời gian làm việc,…

4.1.2. Độ tin cậy cung cấp điện

Độ tin cậy cung cấp điện là một yếu tố cần thiết về chất lượng cung cấp điện. Những yếu tố thường được dùng để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện tới khách hàng là tần suất mất điện hay cường độ mất điện, thời gian của mỗi lần mất điện và giá trị thiệt hại của khách hàng trong khoảng thời gian không được cung cấp điện. Những yếu tố này phụ thuộc vào độ tin cậy của các phần tử thiết bị, cấu trúc của mạng điện, tự động hóa của lưới điện, cơng suất có thể chuyển tải v.v…

thống riêng biệt, không những để so sánh các mức độ của độ tin cậy mà còn quyết định chi phí của việc cung cấp điện với một mức riêng về độ tin cậy. Các nghiên cứu về chi phí, lợi nhuận có thể đưa ra quyết định làm hay không một cấu trúc đặc biệt để cung cấp điện cho một hoặc nhiều phụ tải có yêu cầu độ tin cậy đặc biệt. Phân tích, đánh giá độ tin cậy còn thể được dùng để xây dựng định mức về độ tin cậy để cung cấp cho các nhóm khách hàng hay một phụ tải cho trước.

4.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện

❖ Độ tin cậy của các phần tử tạo nên lưới điện: - Cường độ hỏng hóc, thời gian phục hồi.

- Sửa chữa định kỳ: thí nghiệm định kỳ, sửa chữa thường xuyên, duy tu bảo dưỡng, trung đại tu thiết bị.

- Ngừng điện công tác: thao tác trên lưới, đấu nối cải tại, phát triển lưới.

❖ Cấu trúc lưới điện:

- Sự ghép nối của các phần tử trong lưới điện, hình dáng lưới điện. - Khả năng thao tác và đổi mới trong sơ đồ (tự động hoặc bằng tay)

❖ Hệ thống tổ chức quản lí và vận hành:

- Tổ chức và bố trí các đơn vị cơ động can thiệp khi sự cố. - Tổ chức mạng lưới phục hồi sự cố và sửa chữa định kỳ. - Dự trữ thiết bị.

- Dự trữ nguồn.

- Cấu trúc và hoạt động của hệ thống điều khiển vận hành. - Sách lược bảo quản định kỳ thiết bị.

❖ Ảnh hưởng môi trường: - Phụ tải điện.

- Yếu tố thời tiết, khí hậu, nhiệt độ và độ ơ nhiễm của môi trường.

❖ Yếu tố con người: Trình độ của nhân viên quản lý vận hành, yếu tố kỹ thuật, tự động hóa vận hành.

4.1.4. Thiệt hại ngừng cung cấp điện

Thiệt hại ngừng cung cấp điện phải được xác đinh đầy đủ bao gồm: Thiệt hại từ Công ty Điện lực và thiệt hại của khách hàng dùng điện.Về phía các Cơng ty Điện lực, các thiệt hại có thể định lượng được bao gồm: Mất lợi nhuận tương ứng với phần điện năng bị mất không bán được do khách hàng bị ngừng cung cấp điện, tăng chi phí do phải sửa chữa các hư hỏng lưới điện và chi phí bồi thường cho khách hàng nếu việc ngừng cung cấp điện do lỗi chủ quan. Các thiệt hại không định lượng được bao gồm: sự phàn nàn của khách hàng, ảnh hưởng bất lợi đến kinh doanh trong tương lai và phản ứng của dư luận xã hội.

Thiệt hại ngừng cung cấp điện đối với khách hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố liên quan. Thiệt hại do một lần ngừng cung cấp điện thay đổi lớn theo từng loại khách hàng, theo mức độ hiện đại của cơng nghệ, theo thời gian duy trì ngừng cung cấp điện, theo thời điểm xảy ra ngừng cấp điện và theo tính chất có hay khơng có thơng báo ngừng cấp điện. Các thiệt hại đối với khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất, các cơ sở doanh dịch vụ có thể định lượng bao gồm: thiệt hại do dây chuyền sản xuất bị đình trệ; một số thiết bị có thể bị hư hỏng; sản phẩm bị thiếu hụt, hư hại do ngừng điện; chi phí sản xuất tăng cao do phải trả lương cho công nhân trong thời gian mất điện, do thiết bị sản xuất bị hư hại, chi phí bảo dưỡng tăng thêm v.v… Đối với khách hàng sinh hoạt, các cơ quan công quyền, bệnh viện, trường học, giao thông công cộng v.v… những thiệt hại khó định lượng bao gồm: sinh hoạt bị đảo lộn; các hoạt động của cơ quan bị đình trệ; cản trở các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội đang diễn ra; gián đoạn các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí. Một số trường hợp ngừng điện có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: cướp giật, quậy phá, bạo loạn, tai nạn giao thông v.v

Thiệt hại ngừng cung cấp điện khách hàng là cơ sở rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách về độ tin cậy của các cơ quan quản lí nhà nước về điện. Khi các Cơng ty Điện lực đang từng bước được cổ phần hóa, hoạt động theo cơ chế thị trường, việc nâng cao độ tin cậy là bắt buộc theo các quy định ràng buộc định lượng về độ tin cậy cung cấp điện thì thiệt hại ngừng điện khách hàng là vấn đề đáng quan tâm để đảm bảo hiệu quả về kinh tế trong việc đầu tư.

4.1.5. Một số biện pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

- Nâng cao độ tin cậy của từng phần tử lưới điện bằng cách đầu tư các thiết bị có chất lượng, độ tin cậy cao, các thiết bị hiện đại, không phải bảo quản định kỳ, có khả năng điều khiển từ xa, tự động hóa cao.

- Hồn thiện bảo vệ rơ le, hồn thiện cơ cấu tự động đóng lặp lại.

- Hạn chế các sai sót trong thao tác, vận hành, nâng cao trình độ của cơng nhân quản lý vận hành.

- Giảm thời gian tìm kiếm, xử lý sự cố và công tác trên lưới điện, đầu tư các trang thiết bị vận hành, sửa chữa hiện đại nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.

- Tổ chức hợp lý việc đại tu sửa chữa định kỳ, sửa chữa “nóng” (sửa chữa khi có điện).

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện. Tổ chức tốt cấu trúc lưới điện. Dự phòng đường dây, dự phòng nguồn. Phân đoạn đường dây bằng các thiết bị phân đoạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy lưới điện thành phố hội an (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)