CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
3.3. Nâng cao, phát triển giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam trong bố
Giao lưu, tiếp biến văn hố trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đã và đang đặt các nền văn hoá dân tộc trước những thời cơ và thách thức mới. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập, phát triển nhưng không làm biến mất bản sắc, phát huy được vai trị của văn hố trong phát triển bền vững, là mục tiêu hướng đến. Vấn đề này cũng có nghĩa cần nhận thức giao lưu, tiếp biến văn hố vừa như một q trình tự thân, vừa phụ thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của chủ thể văn hố trong q trình giao lưu, tiếp biến.
Tồn cầu hố và truyền thơng tồn cầu đang làm cho giao lưu, tiếp biến văn hố của các quốc gia có sự khác về cơ bản so với các giai đoạn trước. So với trước đây, giao lưu và tiếp biến văn hoá diễn ra với nhiều hình thức mới. Giao lưu, tiếp biến văn hóa chủ yếu được diễn ra thơng qua thơng tin đại chúng; xuất nhập khẩu văn hóa phẩm; tín ngưỡng, tơn giáo; xuất nhập khẩu lao động, du lịch, di dân nhập quốc tịch khác, du học; hợp tác giữa các chính phủ thơng qua các các dự án, nghị định về văn hóa. Ví dụ, khoa học và cơng nghệ làm thay đổi quan niệm về không gian, thời gian, tạo ra một xã hội số hóa, xa lộ thơng tin, làm rút ngắn khoảng cách giao lưu, quy mơ và hình thức giao lưu văn hóa ... Điều đó buộc con người phải tự biến đổi để thích nghi và sáng tạo. Chính vì vậy, các quốc gia, dân tộc ngày càng phải sáng suốt, nhạy bén trong quá trình giao lưu, học tập và tiếp thu những nền văn hóa mới để tránh đem lại những hậu quả tiêu cực.
Bàn về cơ hội, qua giao lưu tiếp biến văn hoá, thế giới hiểu được Việt Nam là quốc gia có cội nguồn lịch sử văn hố lâu đời, nền văn hố đó đã được hình thành và trải qua bao thăng trầm, tiếp biến. Văn hoá truyền thống Việt Nam là nền văn hố bao dung, cởi mở, hồ đồng, có khả năng chuyển hố những giá trị của nền văn hoá khác. Phát triển văn hoá Việt Nam đã và đang hướng đến một nền văn hoá hiện đại và hội nhập quốc tế. Trước hết đó là sự chủ động, giao lưu, hợp tác quốc tế
để phát triển văn hoá dân tộc. Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng, quan điểm của thế giới về vai
trò của văn hoá và phát triển văn hoá để phát triển bền vững con người và xã hội. Vai trị của văn hố được nhận thức là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá Việt Nam để phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới.
Về phần thách thức, trước hết là từ phương diện giá trị, Việt Nam cũng như nhiều nước chưa phát triển, đang phải chịu sự lấn lướt của các quốc gia đang có ngành cơng nghiệp văn hố phát triển, nguy cơ sự tụt hậu ngày càng xa về trình độ phát triển văn hố. Nhận thức được sự tác động của giao lưu, tiếp biến văn hoá trong bối cảnh mới cũng là cơ sở để nhận biết chính xác những yếu kém, bất cập trong phát triển văn hố, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn của đất nước:
Xây dựng các giải pháp nâng cao tính tích cực trong giao lưu, tiếp biến văn hoá phải đảm bảo các giá trị và xu hướng vận động, phát triển văn hoá theo hướng tiến bộ đang diễn ra trên thế giới.
Xây dựng các giải pháp trong giao lưu, tiếp biến văn hoá phải thấy được sự tác động bởi những thời cơ và thách thức mới của hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thơng tin.
Các giải pháp nâng cao tính tích cực trong giao lưu, tiếp biến văn hoá phải được xây dựng trên cơ sở giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại. Trong lĩnh vực văn hố, cái truyền thống mang tính đặc thù, văn hố truyền thống tạo nên diện mạo, bản sắc của một dân tộc.
Đầu tư đầy đủ, kịp thời cả về con người và cải tiến bộ máy quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giao lưu, tiếp biến văn hóa.
Như vậy, có thể thấy giao lưu tiếp biến văn hóa là “cuộc đấu tranh” khơng hề đơn giản bởi, một mặt chống lại sự áp đặt văn hóa của các thế lực cường quyền, và
mặt khác, phê phán và khắc phục căn bệnh tự ti, bắt chước, lai căng trước một số sản phẩm văn hóa của nước ngồi.
KẾT LUẬN
Văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc có sự giao lưu và ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau. Trong đó nhiều giá trị tốt đẹp được giữ gìn và phát triển trở thành chuẩn mực là điều đáng được học tập và nghiên cứu của thế hệ ngày nay. Đó là bài học quý báu về sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa nhằm mang lại những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho dân tộc. Qua cuộc giao lưu tiếp xúc văn hóa đó, ta thấy q trình biến đổi giữa kế thừa và phát triển, truyền thống và hiện đại là một quá trình dài lâu và phức tạp. Phát triển phải trên cơ sở kế thừa những cái tốt đẹp tiến lên hiện đại mà vẫn bảo tồn được những giá trị của truyền thống, đồng thời cần chọn lọc, loại bỏ những yếu tố lỗi thời và lạc hậu không phù hợp với thời đại mới. Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và mọi xã hội từ xưa đến nay.
Sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam dù bằng nhiều con đường và nhiều cách thức khác nhau. Nhưng những kết quả mà nó cịn lưu giữ đến ngày nay đã cho thấy bản lĩnh dân tộc và ý chí sáng tạo của cha ơng ta trong việc tiếp nhận và giao lưu văn hóa. Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, thể hiện ở năng lực tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng to lớn. Cùng với những cơ hội to lớn đã và đang nhận được, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với Trung Quốc nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung cũng còn tồn tại khơng ít những hạn chế, bất cập, điển hình như sự kiện Trung Quốc “đạo nhái” áo dài truyền thống của ta đã đề cập ở trên. Điều quan
trọng là, Việt Nam hay bất cứ một quốc gia độc lập nào đều cần phải đủ bản lĩnh, có ý chí, biết chọn lọc và
tiếp thu những giá trị văn hóa thực sự phù hợp. Để giao lưu tiếp biến văn hóa là “hịa nhập chứ khơng hịa tan”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Hồng (Chủ nhiệm đề tài), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Khoa Tuyên truyền – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. TS. Nguyễn Thị Hồng (Chủ biên), Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động.
3. PGS. TS. Trần Lê Bảo, Giáo trình Văn hóa phương Đơng, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
4. TS. Nguyễn Thị Hồng (Chủ nhiệm đề tài), Giao lưu tiếp biến văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2015.
5. TS. Phạm Ngọc Trung, Văn hóa thời đại tồn cầu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011.
6. Lê Ngọc Trà, Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. * Website: 1.https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/van-hoa-va-van-nghe-trong- tien-trinh-giao-luu-hoi-nhap-quoc-te-137577 2.https://nghiencuulichsu.com/2020/09/29/nhin-lai-quan-he-viet-nam-trung- quoc-qua-lang-kinh-tiep-bien-van-hoa/ 3.https://aokieudep.com/doc/giao-luu-tiep-bien-van-hoa-trung-hoa-va-viet- nam/ 4.https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi- ngoai1/-/2018/823661/giao-luu-van-hoa-the-gioi-trong-chien-luoc-phat-trien-van- hoa-cua-viet-nam.aspx