Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm của mẫu quan sát
4.1.2 Đối với người hút thuốc
Bảng 4.6 Số điếu thuốc lá hút mỗi ngày ở người hút thuốc
lá (tỉ lệ %)
Chỉ tiêu
Số điếu thuốc hút hàng ngày Dưới 7 điếu Từ 7 đến 15 điếu Trên 15 điếu Toàn bộ 51.7 41.8 6.5 Tuổi Dưới 30 tuổi 6.1 4.2 0 Từ 30 đến 45 tuổi 26.7 24.7 3.0 Trên 45 tuổi 19.0 12.9 3.4 Khu vực Thành thị 12.2 8.7 1.5 Nông thôn 39.5 33.1 4.9 Bằng cấp Tiểu học trở xuống 22.1 18.6 3.4 THCS 17.5 17.5 1.1 THPT 8.0 4.6 1.5 Cao đẳng trở lên 4.2 1.1 0.4 Nghề nghiệp
Lãnh đạo cơ quan nhà nước, tư nhân 1.9 0.4 0.4 Nhà chuyên môn bậc cao và trung 4.2 1.1 0.4
Nhân viên trợ lý văn phòng 0.8 1.1 0
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 2.3 2.3 0
Lao động có kỹ năng trong nơng, lâm, ngư
nghiệp 11.4 7.6 0.4
Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 1.9 2.7 1.1 Lao động thủ công và các nghề nghiệp liên
quan khác 8.7 17.9 2.7
Lao động giản đơn 20.5 8.7 1.5
Nguồn: dữ liệu khảo sát của tác giả
Nhìn vào bảng thống kê, về tổng thể thì số người hút thuốc dưới 7 điếu/ngày chiếm tỉ lệ cao nhất (51,7%), tiếp đến là hút từ 7 đến 15 điếu/ngày (41,8%) và thấp nhất là trên 15 điếu/ngày (6,5%). Cụ thể:
Về tuổi, chiếm nhiều nhất là từ 30 đến 45 tuổi (54,4%), hút dưới 7 điếu/ngày là 26,7%, từ 7 đến 15 điếu/ngày là 24,7%. Tiếp đến là trên 45 tuổi (35,3%), và thấp nhất là dưới 30 tuổi (10,3%).
Về khu vực, chiếm nhiều nhất là khu vực nông thôn với số người hút dưới 7 điếu/ngày là 39,5%, từ 7 đến 15 điếu/ngày là 33,1%, còn khu vực thành thị chiếm lần lượt là 12,2% và 8,7%.
Về bằng cấp, nhóm người có bằng Tiểu học trở xuống chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 44,1%. Trong đó hút dưới 7 điếu thuốc/ngày chiếm cao nhất với 22,1%, hút từ 7 đến 15 điếu/ngày chiếm 18,6%, trên 15 điếu/ngày chỉ chiếm 3,4%. Chiếm thấp nhất là những người có bằng Cao đẳng trở lên (5,7%).
Về nghề nghiệp, chiếm nhiều nhất tổng số người hút thuốc trong khảo sát là nhóm nghề lao động thủ cơng và lao động giản đơn. Cụ thể, hút dưới 7 điếu/ngày, nhóm nghề lao động giản đơn chiếm nhiều nhất với 20,5%, nhóm nghề lao động có kỹ năng trong nơng lâm ngư nghiệp chiếm 11,4%, tiếp đến là nhóm nghề lao động thủ công và nghề nghiệp liên quan khác (8,7%). Số lượng hút từ 7 đến 15 điếu, nghề lao động thủ công và nghề liên quan khác chiếm cao nhất với 17,9%, thấp hơn là nghề lao động giản đơn (8,7%). Thấp nhất là những ngành nghề liên quan đến vận dụng trí óc nhiều như lãnh đạo (2,7%), nhà chuyên môn bậc cao và trung (5,7%), nhân viên trợ lý văn phòng (1,9%), nhân viên dịch vụ và bán hàng (4,6%).
Bảng 4.7 Chi phí hút thuốc lá hàng tháng của đối tượng khảo sátSố lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Dưới 100 ngàn đồng 107 41
Từ 100 đến 200 ngàn đồng 124 47
Trên 200 ngàn đồng 32 12
Nguồn: dữ liệu khảo sát của tác giả
Chi phí hút thuốc lá hàng tháng chủ yếu tập trung ở mức dưới 200 ngàn đồng, chiếm 88% của tổng thể. Cụ thể dưới 100 ngàn đồng/tháng chiếm 41%, từ 100 đến 200 ngàn đồng/tháng chiếm 47%, còn chiếm thấp nhất là chi phí thuốc lá hàng tháng trên 200 ngàn đồng/tháng (12%).
Bảng 4.8 Bảng giá thuốc lá Warhorse và Whitehorse thu thập từ các phường, xã khảo sát
Nhãn hiệu Warhorse Whitehorse
Giá
(đơn vị: ngàn đồng/gói) 7 7.5 20 20.5 21
Tổng số phường, xã 9 2 6 4 1
Nguồn: dữ liệu khảo sát của tác giả
Với thuốc lá Warhorse, có 9 địa điểm bán với giá 7 ngàn đồng/gói, và 2 địa điểm bán giá 7,5 ngàn đồng/gói.Với thuốc lá Whitehorse, có 6 địa điểm bán với giá 20 ngàn đồng/gói, 4 địa điểm bán 20,5 ngàn đồng/gói và 1 địa điểm bán với giá 21 ngàn đồng/gói. Nhìn vào bảng 4.8, khơng có sự biến động và thay đổi giá thuốc ở mỗi phường, xã khảo sát.
33
Bảng 4.9 Thực trạng sử dụng các nhãn hiệu thuốc lá
(tỉ lệ%)
Chỉ tiêu Tên sản phẩm
Warhorse Bastos Marboro Caraven Whitehorse Jet 555 Dinhill
Toàn bộ 51 49 11 9 40 16 29 7
Hút dưới 7 điếu/ngày 33 43 13 12 49 15 25 10
Hút từ 7-15 điếu/ngày 70 58 8 7 27 19 30 2
Hút trên 15 điếu/ngày 70 44 7 4 41 11 41 11
Thu nhập dưới 2 triệu/tháng 72 70 10 7 25 20 18 0
Thu nhập từ 2-4 triệu/tháng 58 55 8 7 37 18 27 0
Thu nhập từ 4-6 triệu/tháng 20 20 10 10 59 10 43 18
Thu nhập từ 6 triệu/tháng trở lên 11 5 32 32 53 11 37 53
Chi phi thuốc lá dưới 100
ngàn/tháng 39 48 13 11 46 15 18 5
Chi phi thuốc lá từ 100-200
ngàn/tháng 59 52 9 9 32 18 34 9
Chi phí thuốc lá từ 200 ngàn/tháng
trở lên 59 41 8 5 44 15 41 10
Nhìn về tổng thể, số người hút thuốc lá Warhorse và Bastos chiếm nhiều nhất với 51% và 49%, đây là thuốc lá gói 20 điếu giá thấp và trung bình lần lượt 7 ngàn đồng và 10 ngàn đồng, tiếp đến là thuốc Whitehorse chiếm 40%, đây là loại thuốc giá cao (giá trung bình là 20 ngàn đồng/gói). Cụ thể:
Về cường độ hút thuốc, một người hút thuốc lá càng nhiều thì chọn thuốc lá giá rẻ càng tăng. Với số người hút thuốc dưới 7 điếu/ngày thường mua thuốc lá nhãn hiệu Warhorse (33%), trong khi đó số lượng hút từ 15 điếu/ngày thì sự chọn mua chiếm tới 70%. Nhãn hiệu Whitehorse cũng được chọn với số người hút dưới 7 điếu/ngày với 49%, và trên 15 điếu/ngày chiếm 41%. Một nhãn hiệu thuốc lá giá cao khác là thuốc 555 cũng khá được ưa chuộng với người hút trên 15 điếu/ngày chiếm 41%. Về mức thu nhập, người có mức thu nhập thấp thường chọn các nhãn hiệu Warhorse và Bastos và sự chọn mua 2 nhãn hiệu này giảm dần khi mức thu nhập tăng lên. Người có thu nhập cao hơn thường có xu hướng chọn các loại thuốc lá như Whitehorse, 555, Dinhill. Cụ thể: người có thu nhập dưới 2 triệu, nhãn hiệu Warhorse và Bastos được chọn nhiều nhất với 72% và 70%, trong khi nhãn hiệu Whitehorse, 555 chỉ có 25% và 20%. Người có thu nhập trên 6 triệu/tháng thì nhãn hiệu Warhorse, Bastos ít được chọn mua (11% và 5%) và tăng dần cho thuốc lá giá cao như Whitehorse (53%), 555(37%), Dinhill (53%).
Về mức chi tiêu cho thuốc lá hàng tháng, những người chi dưới 100 ngàn/tháng thì nhãn hiệu thuốc lá Bastos, Whitehorse, Warhorse được chọn nhiều nhất, chiếm lần lượt là 48%, 46%, 39%, sản phẩm thuốc lá Dinhill ít được chọn hơn (5%). Với đối tượng chi cho thuốc lá trên 200 ngàn/tháng thì việc chọn lựa sản phẩm có đa dạng hơn giữa các loại thuốc lá. Cụ thể, thuốc lá Warhorse chiếm 59%, Bastos (41%), Whitehorse (44%), 555 (41%), Dinhill cũng được chọn nhiều hơn (10%).
35
Bảng 4.10 Phản ứng của người hút thuốc lá khi tăng giá thuốc ở các mức độ khác nhau
(tỉ lệ %)
Chỉ tiêu
Tăng giá thuốc lên 20% Tăng giá thuốc lên 30% Tăng giá thuốc lên 50% Vẫn sử dụng thuốc lá cũ Chuyển sang thuốc lá rẻ hơn Vẫn sử dụng thuốc lá cũ Chuyển sang thuốc lá rẻ hơn Bỏ hút thuốc Vẫn sử dụng thuốc lá cũ Chuyển sang thuốc lá rẻ hơn Bỏ hút thuốc Toàn bộ 67 33 32 66 2 13 79 8 Dưới 30 tuổi 72 28 41 59 0 14 83 3 Tuổi từ 30 đến 45 60 40 26 72 2 11 79 11 Trên 45 tuổi 75 25 40 58 2 17 77 5 Tiểu học trở xuống 64 36 25 73 2 11 83 6 THCS 68 32 35 64 1 13 79 8 THPT 68 32 35 59 5 11 76 14 Cao đẳng trở lên 73 27 67 33 0 40 53 7 Hút dưới 7 điếu/ngày 83 17 50 47 3 21 66 12 Hút từ 7 -15 điếu/ngày 44 56 6 94 0 1 98 1 Hút trên 15 điếu/ngày 29 71 0 100 0 0 100 0
Thu nhập dưới 2 triệu/tháng 66 34 23 75 2 8 77 15
Thu nhập từ 2-4 triệu/tháng 61 39 25 72 3 8 85 7
Thu nhập từ 4-6 triệu/tháng 82 18 55 45 0 27 67 6
Thu nhập trên 6 triệu 67 33 56 44 0 33 67 0
Nhìn vào bảng thống kê, mức độ sử dụng thuốc lá có sự thay đổi khi giá thuốc lá tăng lên. Nhìn tổng thể, khi tăng giá thuốc lá lên 20% thì số người vẫn sử dụng thuốc lá cũ là 67%, nhưng khi tăng lên 30%, số người này giảm dần chỉ còn 32% và chỉ còn 13% khi giá tăng lên 50%. Còn số người dự định chuyển sang thuốc lá khác rẻ hơn có chiều hướng ngược lại, từ 33% khi tăng giá 20% lên 66% khi tăng giá lên 30% và 79% khi tăng giá lên 50%. Trong khi khơng có người dự định bỏ thuốc khi tăng giá thuốc lá lên 20% và số người muốn bỏ thuốc tăng từ 2% khi tăng giá 30% lên 8% khi tăng giá 50%. Cụ thể:
Về tuổi, khi tăng giá thuốc lên 20%, 30% và 50%, số người dưới 30 tuổi chuyển sang hút thuốc lá rẻ hơn có sự thay đổi rõ rệt từ 28% lên 59% và 83%. Ở nhóm người có độ tuổi từ 30 đến 45, khi tăng giá thuốc lên 20% thì số người chuyển qua thuốc lá giá rẻ là 40%, và tăng lên 72%, 79% khi giá thuốc tăng lên 30% và 50%, số người dự định bỏ thuốc tăng lần lượt là 2% và 11%.
Về bằng cấp, sự biến động khi chuyển sang hút thuốc giá rẻ hơn lớn nhất là ở những đối tượng có bằng Tiểu học trở xuống khi tăng giá thuốc lên 20%, 30%, 50% tương ứng với tỉ lệ là 36%, 73%, 83%. Khả năng bỏ thuốc khi tăng giá lên 50% ở nhóm đối tượng này là 6%. Tương tự cho những người có bằng Trung học cơ sở là 32%, 64%, 79% và khả năng bỏ hút thuốc là từ 1% (khi tăng giá 30%) lên 8% (khi tăng giá 50%). Thấp nhất trong sự chuyển đổi loại thuốc lá giá rẻ là những người có bằng cấp Cao đẳng trở lên. Cụ thể là 27%, 33% và 53% khi tăng giá lên 20%, 30% và 50%.
Về cường độ hút thuốc, đây là vấn đề đáng lưu tâm nhất khi có sự thay đổi về giá. Dựa vào bảng thống kê, những người hút trên 15 điếu/ngày có sự chuyển đổi sang thuốc giá lá rẻ là lớn nhất, từ 71% khi tăng giá lên 20% và 100% khi tăng lên 30%, 50% nhưng ở nhóm này, tỉ lệ dự định bỏ là bằng 0%. Sự thay đổi ít nhất là nhóm người hút dưới 7 điếu/ngày. Khi tăng giá thuốc lên 20%, 30% và 50% thì tỉ lệ chuyển sang hút thuốc lá rẻ hơn là 17%, 47% và 66%. Nhưng tỉ lệ định bỏ hút thuốc lá lại là cao nhất, từ 3% lên 12% khi tăng 30% và 50% giá thuốc.
Về thu nhập, người thu nhập dưới 2 triệu/tháng có mức biến động nhiều nhất, tỉ lệ chuyển sang hút thuốc giá rẻ khi tăng giá thuốc 20%, 30% và 50% là 34%, 75% và
77%; tỉ lệ dự định bỏ thuốc cũng tăng từ 0%, 2% và lên 15%. Đối với những người thu nhập trên 6 triệu/tháng, tỉ lệ chuyển sang thuốc lá giá rẻ hơn cũng có sự thay đổi từ 33% (tăng giá 20%), 44% (tăng giá 30%), 67% (tăng giá 50%).