CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUY ẾT VÀ CÁC NGHIÊN ỨU LIÊN QUAN
2.3 Thực trạ ng ki ểm soát thu ốc lá tại Vi ệt Nam
2.3.3 Thực trạng kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam
Những sự kiện chính về thực trạng kiểm sốt thuốc lá hiện nay tại Việt Nam:
- Năm 1975, công ty Manufacture IndoChina (MIC) được British American Tobacco thành lập năm 1929 được Bộ Cơng nghiệp quốc hữu hóa.
- Tháng 6/1989 – Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân quy định theo điều 15 chương III có nội dung: Cấm hút thuốc ở phòng họp, rạp chiếu phim, rạp hát và những nơi quy định khác. Luật này được củng cố thêm bằng nghị định năm 1991. Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo phòng chống thuốc lá (viết tắt là VINACOSH) vào tháng 5.
- Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng cấm nhập khẩu và phân phối thuốc lá ngoại cho đến khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 1/2007. Vào tháng 9/1990, Chính phủ kiểm sốt chặt chẽ hơn thị trường buôn lậu và loại bỏ buôn lậu được 18 tháng.
- Năm 1992, lệnh cấm quảng cáo thuốc lá có hiệu lực. Lệnh cấm bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và gián tiếp, tài trợ chỉ bị cấm khi có liên kết với quảng cáo.
- Năm 2000, tem thuốc được áp dụng với thuốc lá Việt Nam và nước ngoài sản xuất trong nước. Tháng 8/2000, chương trình kiểm soát thuốc lá Quốc gia 2000- 2010 được ban hành.
- Năm 2004, Việt Nam cam kết tham gia kiểm sốt thuốc lá tồn cầu. Cơng ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) được Việt Nam phê chuẩn vào tháng 12. - Năm 2006, thuế suất tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam được quy định thống nhất
cho thuốc lá và xì gà là 55% giá xuất xưởng trước thuế, và tăng lên 65% vào tháng 1/2008.
80% 65% 60% 60% 60%
Uruguay Mexico Paraguay Philippines
Úc 60%56% 56% 55% 52% New Zealand Bỉ Thụy sỹ
Thái Lan Phần Lan
2.3.3.1Cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
Cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá tại Việt Nam được thực hiện đầu tiên vào năm 2001. Đó là lời cảnh báo chỉ có “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” trên mặt chính của gói thuốc, chữ nhỏ và khó đọc được nó. Năm 2007, Bộ Y tế tiến hành thực hiện dự án về nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và được thông qua theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BYT. Việc cảnh báo bằng hình ảnh phải chiếm 30% diện tích mặt gói thuốc với thơng điệp “Hút thuốc lá có thể gây nên ung thư phổi”, “Hút thuốc lá có thể gây tắc nghẽn phổi mạn tính”. Và trong năm 2011, VINACOSH đã tiếp tục nghiên cứu phát triển và thử nghiệm nhiều hình ảnh mới.
Việc in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đảm bảo cho người tiêu dùng biết được thông tin sản phẩm đang sử dụng cũng như hậu quả của sức khỏe. Theo nghiên cứu của WHO năm 2006 cho thấy rằng việc in cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá sẽ giúp giảm 300 đến 700 ca tử vong sớm mỗi năm trong nhiều thập kỷ. Theo VINACOSH, cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và chữ trên bao thuốc lá là kênh giáo dục hiệu quả và có chi phí thấp vì số người hút sẽ thấy cảnh báo này khi họ mở bao thuốc. Hiện tại trên thế giới đã có 42 nước quy định in cảnh báo bằng hình ảnh. Tại khu vực Đơng Nam Á, có 5 nước thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam in hình ảnh cảnh báo chiếm 50% diện tích hai mặt vỏ bao thuốc lá.
Bảng 2.2 Diện tích trung bình của cảnh báo sức khỏe ở một số nước trên thế giới
2.3.3.2Xử phạt người hút thuốc lá vi phạm:
Theo quy định của luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, người hút thuốc không đúng nơi quy định sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 đến 300 ngàn đồng, còn phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đối với các cơ sở bán thuốc vi phạm. Tuy nhiên, hiện tại luật này vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu so với các nước khác thì xử phạt này cịn khá nhẹ. Ví dụ:
- Tại Thái Lan, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tối đa 2000 baths (tương đương với 70USD), đơn vị vi phạm bị phạt 20000 Baths (tương đương với 700USD).
- Tại Singapore, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt 1000 SG$ (750USD), người quản lý nơi xảy ra vi phạm sẽ bị phạt 1000-2000SG$ (750-1500USD).
- Tại Malaysia, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tối đa 10000 rigit (khoảng 3000 USD) hoặc phạt tù không quá 2 năm.
2.3.3.3. Truyền thông về tác hại của hút thuốc lá
Tại Việt Nam, vai trị của truyền thơng trong việc tuyên truyền và giáo dục đã được nhấn mạnh trong các chính sách Quốc gia, trong đó có Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường kiểm soát thuốc lá và Quyết định số 1315/2009/QĐ-TTg về việc thực hiện khung ước về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam. Cho đến nay, nhiều hoạt động truyền thông được thực hiện nhằm góp phần nâng cao nhận thức tác động của hút thuốc lá lên sức khỏe như các cuộc diễu hành, các cuộc họp báo, tuyên truyền trên tivi, radio, các băng rơn, áp phích, trên internet. Trong tháng 12/2009 và tháng 1/2010, một chiến dịch truyền thơng đại chúng có tựa đề "Thuốc lá ăn mòn cuộc sống của bạn" đã được tiến hành bởi VINACOSH và Quỹ ung thư phổi thế giới. Chiến dịch này nhằm mục đích nâng cao kiến thức về tác hại của thuốc lá và khuyến khích cai nghiện thuốc lá. Nó nổi bật với hai quảng cáo truyền hình, được phát sóng 245 lần trong vịng 5 tuần trên đài truyền hình quốc gia và cấp tỉnh và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, kinh phí cho các phương tiện truyền thông và giáo dục về kiểm sốt thuốc lá là khơng đủ để tài trợ các chiến dịch tuyên truyền. Vì vậy, chiến dịch kiểm sốt khơng đủ để làm giảm tỉ lệ hút thuốc đáng kể tại Việt Nam.
Tóm lại, hành vi của người tiêu dùng cũng được tác động đến hành vi mua. Các yếu tố tác động tới hành vi mua như yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội gồm nhóm người tham khảo, gia đình, vai trị và địa vị xã hội; yếu tố cá nhân bao gồm tuổi tác, chu kỳ sống, nghề nghiệp, hồn cảnh kinh tế, lối sống; nhóm yếu tố về tâm lý bao gồm lý thuyết về động cơ, lý thuyết về nhận thức, trình độ, niềm tin và thái độ. Như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi hút thuốc của người đi làm phụ thuộc vào giá thuốc, truyền thông, cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá cũng như luật xử phạt về hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định.
Yếu tố cá nhân - Thu nhập Tuổi Bằng cấp Nghề nghiệp Giới tính Dân tộc Khu vực … Hành vi hút thuốc lá
Tìm ra các yếu tố có tác động đến hành vi tham gia hút thuốc lá và cường độ hút thuốc
Chính sách của Chính phủ
Giá cả Tuyên truyền
Cảnh báo Xử phạt
Kết quả-hướng nghiên cứu Đưa ra các giải pháp nhằm giảm hành vi hút thuốc lá cũng như tiêu thụ thuốc lá thông qua các yếu tố
ảnh hưởng