Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ và thƣơng (Trang 56 - 60)

2.4.1 .Trách nhiệm hành chính

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua thời gian thực thi và triển khai pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh đã bộc lộ rất nhiều bất cập, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vấn đề lớn nhất đối với môi trường pháp luật cạnh tranh Việt nam hiện nay là sự chồng chéo của các văn bản pháp luật có liên quan tới yếu tố quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.

Hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản khác nhau điều chỉnh các hành vi liên quan đến quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh trong đó có quy định thẩm quyền của nhiều ngành quản lý khác nhau. Tình trạng chồng chéo thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong khi nội dung Luật có nhiều điểm có thể gây phát sinh những cách hiểu khác nhau đã gây khó khăn nhất định cho hoạt động triển khai thực thi pháp luật không chỉ đối với Cục quản lý cạnh tranh mà còn đối với các cơ quan Điều tiết ngành và có cơ quan thẩm quyền khác. Tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt cũng đã gặp phải vấn đề này khi thực hiện công tác xin phép quảng cáo sản phẩm của mình trên địa bàn các tỉnh. Việc quy định chưa rõ ràng khiến cho các thông tin quảng cáo như so sánh gián tiếp, hoặc đưa thơng tin gian dối vẫn cịn tiếp tục diễn ra.

Ví dụ việc thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (chỉ dẫn gây nhầm lẫn) đang khá lỏng về Điều kiện xác định hành vi vi phạm, có sự chồng chéo về quy định xử phạt vi phạm hành chính giữa lĩnh vực cạnh tranh khơng lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề bất cập lớn về thẩm quyền khi kết hợp giữa các văn bản pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ bao gồm Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 47/2009/NĐ-CP, Nghị định 97/2010/NĐ-CP… Hiện nay cùng một lúc có rất nhiều cơ quan như Cục quản lý cạnh tranh, Công an kinh tế, cơ quan thanh tra chuyên nghành về sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, hải quan… đều có thẩm quyền xử phạt hành chính về cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Như vậy việc các văn bản pháp luật chồng chéo, không phân định rõ các Điều kiện áp dụng, xác định rõ hành vi vi phạm và tương ứng với đó là phân định thẩm quyền tương ứng, phân biệt chế tài áp dụng có thể dẫn đến tình trạng cùng một hành vi nhưng có thể bị phạt hai lần hoặc gây khó khăn trong việc xử phạt.

KẾT LUẬN

Qua q trình nghiên cứu phân tích thực trạng về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt, em đã rút ra một số vấn đề như sau: Để hoạt động cạnh tranh không lành mạnh được hiệu quả hơn thì cơng ty cần phải có các chính sách hợp lý từ việc thực hiện chính sách một cách nghiêm túc, đào tạo đội ngũ nhân viên đến việc đồng thời cần phải xây dựng các quy chế công ty một cách hiệu quả theo pháp luật. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan như phịng quản lý thương mại tỉnh, các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan hành pháp là điều kiện hết sức quan trọng để công ty thực thi tốt vấn đề cạnh tranh lành mạnh.

Trong q trình làm báo cáo, bản thân emcịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn.

Em xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thị Tình - người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình và sách chuyên khảo

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình LCT, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.

2. Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật cạnh tranh, Lê Văn Dĩnh chủ biên, 2010.

3. Vụ Công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của Luật Cạnh tranh, Nxb. Tư pháp

4. Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Tiến sĩ Lê Danh Vĩnh chủ biên, 2006, Nxb. Tư pháp

Báo chí

5. Viện nghiên cứu lập pháp, Nghiên cứu so sánh quy định về quảng cáo Việt Nam và một số nước trên thế giới, Cổng thông tin điện tử viện nghiên cứu lập pháp, số ra ngày 22/05/2012

6. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn, Đại học Kinh tế - Luật, thành phố Hồ Chí Minh, Sao cục quản lý cạnh tranh không giải quyết, Báo Pháp luật, số ra ngày 17/10/2011

7. Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung, Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xúc tiến thương mại và một số yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Luật học, số ra 9/2006

8. Luật sư Nguyễn Đức Hồng (văn phịng luật sư PHANS), Ngăn chặn quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, Báo Sài Gòn, số ra ngày 06/11/2014

Văn bản quy phạm pháp luật

9. Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. 10. Luật Thương mại số 10/2005/L-CTN ngày 27 tháng 06 năm 2005. 11. Luật Quảng cáo số 6/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012. 12. Luật Sở hữu trí tuệ số 12/2009/L-CTN ngày 29 tháng 06 năm 2009.

13. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật cạnh tranh ban hành ngày ngày 15 tháng 09 năm 2005.

14. Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ban hành ngày 21 tháng 07 năm 2014.

Luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học

15. Lê Anh Tuấn, Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

16. Kinh doanh và quản lý 3, Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp, Trường Đại học Ngoại Thương, tháng 5 năm 2013.

Tài liệu điện tử

1. Công ty Luật TNHH MTV PL và Cộng Sự (PL & Partners), Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh, số ra ngày 31/03/2010

(http://pl-law.vn/kien-thuc-phap-luat/khac/3645-cac-hanh-vi-quang-cao-nham- canh-tranh-khong-lanh-manh-bi-cam-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-canh-tranh.html)

2. Thanh Linh (19/08/2014), Quy định mới về xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cổng thông tin điện tử Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam.

(http://www.sotuphapqnam.gov.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=1776:quy-nh-mi-v-x-pht-hanh-vi-cnh-tranh- khong-lanh-mnh&catid=108:vn-bn-chinh-sach-mi&Itemid=110)

3. ThS. Ngô Thu Hà (4/8/2014), Hoạt động quảng cáo và những vấn đề đặt ra dưới góc độ pháp luật cạnh tranh

http://tapchitaichinh.vn/dien-dan-khoa-hoc/hoat-dong-quang-cao-va-nhung-van- de-dat-ra-duoi-goc-do-phap-luat-canh-tranh-52249.html

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ và thƣơng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)