Trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ và thƣơng (Trang 50)

2.4.1 .Trách nhiệm hành chính

2.4.3. Trách nhiệm dân sự

Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngồi nước ln phải đối mặt với các hoạt động cạnh tranh, trong đó có cả cạnh tranh khơng lành mạnh. Pháp luật khơng khuyến khích các hành vi xâm phạm đến quyền các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điều 6 của Nghị định 120/2005/NĐ-CP. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra.

• Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.

• Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.

Vậy, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được căn cứ vào Bộ luật Dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phần dưới đây là một số lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

- Chức năng của chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có hai chức năng chính: thứ nhất là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại. Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khơng phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại. Bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì khơng cịn cơ hội để khắc phục, bù đắp được nữa.

Thực chất chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan( tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay một bên thứ ba nào khác). Chế định này cịn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật( chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, khơng những họ được khuyến khích mà cịn gánh chịu hậu quả bất lợi. Họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại. Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng góp phần nâng cao trách nhiệm ứng xử của mỗi bên chủ thể.

- Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nguyên tắc pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta là người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trên cơ sở của Bộ luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng dựa trên bốn yếu tố: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại ấy, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra, người thực hiện hành vi thiệt hại có lỗi.

- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc: bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời”. Bồi thường toàn bộ thể hiện triết lý rằng không ai được lợi từ việc thiệt hại và không ai phải bồi thường vượt quá phần thiệt hại mà mình đã gây ra. Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể cần có biện pháp phịng ngừa hợp lý, tránh tình trạng tạo dựng những tình huống gây ra thiệt hại để kiếm lời.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GĨP PHẦN HỒN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH 3.1. Quan điểm hồn thiện pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.

3.1.1. Vai trò của pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.

Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một những vấn đề thu hút sự quan tâm của tồn xã hội. Khơng chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nói riêng và pháp luật cạnh tranh nói chung chính là cơng cụ bảo vệ sự phát triểu bền vững của xã hội. Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích ngăn chặn các hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bảo vệ những doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng, khách hàng của doanh nghiệp.

3.1.2. Tình hình về pháp luật quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh

Bên cạnh đó, việc phát triển quảng cáo thương mại đã trở thành một xu thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, quảng cáo thương mại đã thực sự trở thành công cụ để mọi doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hình thức thể hiện quảng cáo thương mại cũng vô cùng phong phú, giúp người tiêu dùng, khách hàng có khả năng phân biệt được sản phẩm có tính ưu việt hơn. Nhưng quảng cáo thương mại cũng chính là con dao hai lưỡi, khiến cho doanh nghiệp có cơ hội thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mà cụ thể là hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh bởi những hành vi cụ thể như: so sánh trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác, bắt chước quảng cáo, hay đưa ra thông tin gây nhầm lẫn,....Nhưng hiện nay khái niệm quảng cáo còn mập mờ, chưa thống nhất với nội dung của quảng cáo thương mại thì như một lẽ tự nhiên, pháp luật để lỗ hổng cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh mà cơ quan chức năng khó có thể bắt lỗi được họ. Tình trạng này khiến cho môi trường kinh doanh bất ổn, thiếu sự cơng bằng, vì vậy thực tế địi hỏi phải có một văn bản pháp luật với tầm bao quát lớn để điều chỉnh nhằm tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

3.1.3. Môi trường kinh doanh

Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt nam có nhiều cơ hội mới trong việc tiếp nhận các doanh nghiệp quốc tế vào sân chơi kinh tế nước nhà. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước được tham gia kinh doanh cùng các doanh nghiệp nước ngồi, tạo ra một mơi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tự phát triển bản thân, học hỏi kinh doanh từ nhiều văn hóa kinh doanh của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, q trình này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể khiến cho việc kiểm sốt hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh trở nên khó khăn hơn, khi có sai phạm từ các doanh nghiệp nước ngoài, việc xử lý sai vi phạm cũng trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, luật pháp Việt Nam chưa thể bắt kịp toàn bộ với xu hướng pháp luật quốc tế về lĩnh vực quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh, do đó các vấn đề liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh không những khơng phát hiện được mà cịn gây ra sự bất ổn trong mơi trường kinh doanh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là đến các doanh nghiệp bị tác động trực tiếp bởi những quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh do phía doanh nghiệp nước ngồi đưa ra. Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật liên quan đến quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần được đầu tư kĩ càng, bắt kịp với xu hướng của đa số các quốc gia, đặc biệt là xu hướng của các nước là thành viên của tổ chức Thương Mại thế giới (WTO).

3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh

3.2.1. Giải pháp về phía nhà nước

3.2.1.1. Trong hoạt động xây dựng pháp luật

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cơ bản để điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên những quy định này hiện nay vẫn chưa thực sự đóng vai trị tốt như mong đợi để đáp ứng các yêu cầu ngăn cản các hành vi vi phạm, bảo vệ môi trường cạnh tranh, quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cho thấy việc điều chỉnh pháp luật liên quan đến quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh cần có một cơ chế mở và linh hoạt để thích ứng với những diễn biến đa dạng và liên tục của thị trường. Do đó nhà nước cần hồn thiện pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh theo hai hướng: một mặt

xây dựng các quy định cụ thể hóa chỉ tiêu đánh giá và dạng biểu hiện của hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, mặt khác tăng thẩm quyền cho cơ quan xử lý, có thể là cơ quan cạnh tranh hay tòa án, trong việc đánh giá, kết luận về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, để có thể chủ động xử lý hiệu quả các vụ việc về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế.

- Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh bao gồm cả xây dựng các quy định để giải quyết xung đột pháp luật và phân định thẩm quyền giữa các cơ quan thực thi. Đây là một nội dung hết sức cần thiết xét trên hồn cảnh, Điều kiện nhà nước ta có cơ chế thực thi pháp luật chung tương đối cứng nhắc và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế.

- Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân và cộng đồng doanh nghiệp, các thực tiễn thương mại và thông lệ kinh doanh sẽ dần trở nên đầy đủ và chặt chẽ. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách hợp lý, đảm bảo sự bền vững cho khối cộng đồng doanh nghiệp này nhằm hoàn thiện các nội dung của pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh với mục đích ổn định trật tự các hoạt động thị trường.

- Trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan thực thi ln phải đảm bảo tính cân bằng, một mặt giữ được sự ổn định và lành mạnh của thị trường, mặt khác không làm hạn chế khả năng và động lực sáng tạo, phát triển trong kinh doanh của doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng khơng phải là ngăn cản, trừng phạt các trường hợp các biệt, mà hướng tới việc tạo dựng môi trường cạnh tranh hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

- Từ những thực tế còn đang nhức nhối cho cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp, thì cần phải cải thực hiện một số hoạt động như sau:

+ Thứ nhất, hoạt động xây dựng pháp luật cần phải thống nhất và làm rõ một số khái niệm có liên quan trong Luật Cạnh tranh thuộc chế định pháp luật chống quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Đây sẽ là tiền đề, là cơ sở cho việc chỉnh lý, bổ sung đối với các hành vi vi phạm cụ thể, trong đó có hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.

+ Thứ hai, cần tiếp tục nghiên cứu khả năng xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn hiện có trong Luật Cạnh tranh. Trong trường hợp khơng thể khái qt thì có thể phối hợp với cơ quan quản lý

ngành xây dựng các hướng dẫn về hành vi này trong lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, cần tiến hành rà sốt, điều chỉnh hệ thống pháp luật chuyên ngành hoặc bản thân các cơ quan khác khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản trong lĩnh vực của mình cần làm cho các văn bản đó phù hợp hơn với Luật Cạnh tranh.

+ Thứ ba, nâng cao mức phạt tối đa đối với cách hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung cũng như hành vi quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng để tăng tính răn đe, ngăn ngừa và hạn chế hiệu quả hơn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Nghĩa là với các hành vi có vi phạm pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nên được xử lý ở một mức phạt, không nên đưa ra các khung phạt như “từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng”.

Một vấn đề quan trọng trong xây dựng và hồn thiện pháp luật cạnh tranh khơng lành mạnh đó là thúc đẩy tiến độ xây dựng Luật cạnh tranh không lành mạnh nhằm cải thiện tình hình các quy đinh pháp luật về cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung và quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng nằm rải rác ở rất nhiều văn bản thuộc lĩnh vực khác nhau, vừa không nêu rõ những dấu hiệu đặc trưng của hành vi vi phạm, vì thế việc thực thi có nhiều hạn chế, hay nói cách khác là hiệu quả thực thi khơng cao. Chẳng hạn, một số hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh (bị cấm) được quy định rải rác và mang tính liệt kê trong Điều 109 Luật Thương mại 2005, hoặc những quy đinh liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cũng xuất hiện trong cả Luật sở hữu trí tuệ theo Khoản 1, Điều 130.

3.2.1.2. Thực thi pháp luật

Ngoài những kiến nghi đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ các nghiên cứu, luận điểm qua bài tiểu luận này, có thể rút ra một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thực thi các quy định về pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam.

Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế phối hợp chung giữa các cơ quan thực thi các quy

định về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo.

Thứ hai, cần nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi các quy định về cạnh

tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Việc nâng cáo năng lực cần được thực hiện ở nhiều góc độ như nâng cáo năng lực con người, nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ, hoàn thiện cơ sở vật chất…

Thứ ba, cần xây dựng một cơ chế hợp tác quốc tế liên quan đến thực thi các quy

định về cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung và hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng, trong đó chứa đựng các quy định điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ tư, cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan quản

lý nhà nước và toàn xã hội đối với pháp luật cạnh tranh thông qua các hoạt động tuyên truyển, phổ biến pháp luật cạnh tranh tại các hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo về cạnh tranh,…Các hoạt động này cần phải không ngừng được mở rộng và phải được xây dựng phù hợp hơn nữa với nhu cầu và đối tượng được tuyên truyền.

Ngồi ra cần nghiên cứu, bổ sung các hình thức tun truyền mới trong đó có nhiều hình thức đã được triển khai hiệu quả tại các nước khác hoặc trong các lĩnh vực khác ở chính Việt Nam.

3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Nhằm cải thiện pháp luật cạnh tranh khơng lành mạnh, quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của nhà nước có hiệu quả, các doanh nghiệp nói chung và cơng ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt nói riêng cần thực hiện nghiêm túc việc chấp hành các quy định của pháp luật về thương mại, tránh tình trạng hiểu sai và làm sai với quy định của pháp luật. Hỗ trợ nhà nước trong việc xây dựng một mơi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, có tính quốc tế hóa thu hút các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư, tạo ra một sân chơi kinh tế và luật pháp đa dạng, với mục đích học hỏi và thúc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ và thƣơng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)