Thực tiễn các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán tại DNTN

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và Thực tiễn thực hiện tại DNTN XD Mỹ Hà (Trang 29 - 34)

6. Kết cấu của đề tài khóa luận

2.3 Thực tiễn các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán tại DNTN

DNTN XD Mỹ Hà

2.3.1 Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà

DNTN XD Mỹ Hà được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 5500256802 và được đăng ký thay đổi lần 01 ngày 21 tháng 09 năm 2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp.

- Tên doanh nghiệp: DNTN xây dựng Mỹ Hà - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân - Người đại diện theo pháp luật: Vũ Thị Hà - Vốn đầu tư: 5.000.000.000 VND ( năm tỷ đồng) - Mã số thuế: 5500256802

- Ngày thành lập: 20/05/2005

- Trụ sở chính: Số nhà 37, Tiểu khu 4, Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La, Việt Nam

- Tel: 0233.836.343 – 0917.300.373

DN Mỹ Hà có lĩnh vực kinh doanh đa dạng bao gồm từ xây dựng nhà ở, các cơng trình dân dụng; hoạt động động bán bn các loại vật liệu xây dựng; hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản; khai thác gỗ,….Với lĩnh vực kinh doanh đa dạng, doanh

nghiệp cũng sở hữu số lượng nhân viên khơng nhỏ, khơng chỉ có kinh nghiệm mà cịn tận tâm với doanh nghiệp

Khi mới thành lập chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, hạn chế cả về nhân lực và tài chính, tuy nhiên sau hơn 10 năm hoạt động, doanh nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực mà công ty đang tham gia..

2.3.2. Thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật trong quá trình giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà hợp đồng mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà

Trên thực thế tất cả hợp đồng mua bán được giao kết giữa Doanh nghiệp và khách hàng đều dựa theo các quy định của BLDS 2015 và LTM 2005 về hình thức và nội dung của hợp đồng.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa của DNTN XD Mỹ Hà: Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thẻ được giao kết bằng văn bản, bằng fax, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể. Trên thực tế DNTN XD Mỹ Hà chủ yếu sử dụng hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng fax đối với những khách hàng ở xa mà hai bên không thể gặp mặt trực tếp để trao đổi hợp đồng.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa của DNTN XD Mỹ Hà: nội dung của hợp đồng được giao kết bởi Doanh nghiệp là các điều khoản do Doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận dựa theo nguyên tắc chung được quy đinh tại Điều 3, BLDS 2015. Các hợp đồng của Doanh nghiệp đều quy định các điều khoản cơ bản theo quy định của BLDS 2015. Bên cạnh đó, hợp đồng cũng bao gồm các điều khoản khác theo thỏa thuận của các bên.

Chẳng hạn: trong hợp đồng mua bán với Doanh nghiệp Tâm Anh (hợp đồng số 05/MH-TA/2016) hai bên đa thống nhất nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản sau:

Bên mua ( bên A): DNTN Tâm Anh Bên bán (bên B): DNTN XD Mỹ Hà Điều I: Tên hàng- số lượng hàng hóa

Điều II: Quy cách phẩm chất, bao bì đóng gói Điều III: Thời gian và địa diểm giao hàng Điều IV: Phương thức thanh toán

Điều V: Trách nhiệm của mỗi bên Điều VI: Cam kết chung

Như vậy, ngoài những điều khoản theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán giữa DNTN XD Mỹ Hà và DNTN Tâm Anh còn bao gồm thêm một điều khoản do hai bên thỏa thuận là điều khoản cam kết chung.

Thông thường để thuận lợi tiết kiệm thời gan cho quá trình giao kết hợp đồng DNTN XD Mỹ Hà thường soạn thảo sẵn các hợp đồng mẫu và các nội dung bao gồm các điều khoản sau:

Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng giao dịch, họ tên, chức vụ người đaị diện.

Hàng hóa, số lượng giao dịch Giá cả

Quy cách phẩm chất, bao bì đóng gói Thời gian và địa điểm giao hàng Phương thức thanh tốn

Trách nhiệm mỗi bên Cam kết chung

Trình tự giao kết hợp đồng đốivới khách hàng của DNTN XD Mỹ Hà

Theo quy định của BLDS 2015, trước khi giao kết hợp đồng các bên thường gửi đề nghị giao kết hợp đồng tới khách hàng, sau khi nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ phía khách hàng thì hai bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng.

Đối với DNTN XD Mỹ Hà thì trước khi giao kết hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp cũng gửi đề nghị giao kết hợp đồng tới khách hàng.

Nội dung thư chào hàng của doanh nghiệp hướng tới chủ đề cụ thể, phần nào thể hiện được ý định muốn giao kết hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, đề nghị giao kết hợp đồng của doanh nghiệp vẫn còn sơ sài, chưa chặt chẽ, cụ thể:

Doanh nghiệp không xác định rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy pháp luật không quy định bên đưa ra đề nghị giao kết phải xác định thời hạn trả lời đề nghị nhưng trên thực tế việc không quy định cụ thể thời hạn trả lời đề nghị giao kết sẽ gây ra khó khăn cho các bên như: khách hàng rất lâu trả lời chấp nhận đề nghị, khách hàng trả lười đề nghị chấp nhận khi công ty đã ký hợp đồng với đối tác khác,… những tình huống như thế ít nhiều sẽ gây ra thiệt hại về lợi ích và uy tín của cơng ty.

Đề nghị giao kết chưa ghi rõ nội dung về giá cả và chất lượng hàng hóa

Sau khi khách hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, hai bên gặp mặt thỏa thuận nội dung, điều khoản của hợp đồng và ký kết. Đối với DNTN XD Mỹ Hà thì hợp đồng sẽ do giám đốc là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký hoặc người được giám đốc ủy quyền nếu giám đốc có việc bận.

2.3.3. Thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà hợp đồng mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà

Thực hiện các quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc cơng ty thực hiện đúng các điều khoản, cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao

kết theo quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại BLDS 2015 và LTM 2005.

Trong thực tiễn thực hiện pháp luật của DNTN XD Mỹ Hà luôn cố gắng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật cũng như thỏa thuận của hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cụ thể:

Thực hiện các quy định của pháp luật về thời gia à địa điểm giao nhân hàng hóa. Theo quy định tại BLDS 2015 và LTM 2005 thì các bên trong hợp đồng phải thỏa thuận, quy định về thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa. Thực hiện đúng theo tinh thần pháp luật, DNTN XD Mỹ Hà và bạn hàng đều quy định thời gian và địa điểm mua hàng trong mỗi hợp đồng mua bán. Cụ thể: Trong hợp đồng số 05/MH-TA/2016 giữa DNTN XD Mỹ Hà với DNTN Tâm Anh hai bên cam kết tại điều III về thời gian và địa điểm giao hàng như sau: “Địa điểm giao hàng tại xưởng của DNTN Tâm Anh,

20 tấn xi măng được giao từ 27/5/2016 – 29/5/2016, có lịch giao hàng báo trước cho bên B (DN TN XD Mỹ Hà) thời gian 10 ngày”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hai bên chỉ thỏa thuận giao hàng mà không thỏa thuận thời diểm giao hàng cụ thể thì doanh nghiệpáp dụng quy định tại Điều 37 LTM 2005 như sau: “Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không

xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thơng báo trước cho bên mua. Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng”.

Thực hiện các quy định pháp luật về thời hạn thanh toán

Thực hiện theo đúng tinh thần của BLDS 2015 và LTM 2005, DNTN XD Mỹ Hà và đối tác luôn thỏa thuận rõ ràng về cách thức thanh toán tiền hàng trong mỗi hợp đồng giao kết. Chẳng hạn: theo Trong hợp đồng số 05/MH-TA/2016 có quy định tài điều IV như sau: “Bên A sẽ tạm ứng cho bên B 40% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng, 60% còn lại hàng đến xưởng bên B”

Như vậy đối với hợp đồng này khách hàng sẽ thanh toán cho DNTN XD Mỹ Hà theo 2 lần 40% tạm ứng, 60% cịn lại thanh tốn khi hàng đến cảng của bên mua.

Tùy theo từng hợp đồng mà doanh nghiệp quy định số tiền tạm ứng khác nhau có thể từ 20% đến 50%.

Thực hiện các quy định pháp luật về chuyển quyền sở hữu hàng hóa

Trong thực tiễn, DNTN XD Mỹ Hà thường sử dụng hợp đồng mẫu khi giao kết hợp đồng nên trong hợp đồng khơng có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu về rủi ro hàng hóa từ người bán sang người mua.Nên thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp sang người mua được xác định theo điều 62, LTM 2005:

“Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua là do hai bên thỏa

thuận hoặc nếu khơng có thỏa thì quyền sở hữu được chuyển sang sang cho người mua là thời điểm giao hàng. Bên bán phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bới bên thứ ba; hàng hóa đó là hợp pháp; việc chuyển giao hàng hóa đó là hợp pháp”.

Như vậy, DNTN XD Mỹ Hà chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật về chuyển quyền sở hữu hàng hóa khi thực hiện hợp đồng trong hợp đồng với khách hàng chưa có điều khoản quy định cụ thể vấn đề này.

Thực hiện các quy định của pháp luật khi xác định vi phạm hợp đồng

Trên thực tế, DNTN XD Mỹ Hà gặp khó khăn khi xác định cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng trong một số trường hợp. Bởi LTM 2005 khơng có quy định cụ thể về vi phạm nghĩa vụ cơ bản cụ thể là những vi phạm như thế nào?

Tại Điều 13, khoản 3 Luật thương mại 2005 quy định vi phạm cơ bản là “Sự vi

phạm của hợp đồng một bên gây thiệt hại cho bên kia đế mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Luật thương mại 2005 khơng giải thích, khơng có quy định trực tiếp nào liên quan đến gải thích “thiệt hại” cũng như khơng đưa ra bất cứ dẫn chứng mức độ thiệt hại như thế nào thì sẽ cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Luật thương mại 2005 cũng không quy định về việc thiệt hại có yêu cầu phải là tổn thất thực tế, hư hỏng hay mất mát khơng?

Vì vậy, khi thực hiện hợp đồng có một số trường hợp doanh nghiệp giao hàng thiếu số lượng hay giao hàng khơng đúng thời gian cho khách hàng. Khi đó hai bên gặp khó khăn khi xác định đó có phải là vi phạm cơ bản hay không? Bởi trong quy định của Luật thương mại 2005 không quy định rõ vi phạm cơ bản cụ thể là những vi phạm nào.

2.3.4. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợpđồng mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà đồng mua bán hàng hóa tại DNTN XD Mỹ Hà

Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên đều mong rằng sẽ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tức là không bên nào mong muốn có tranh chấp xảy ra. Nhưng vì nhiều lý do, nhiều yếu tố tác động trong dó có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan nên việc có vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khó tránh khỏi (ví dụ số lượng hàng hóa khơng đủ, thời gian giao hàng chậm, thanh toán chậm hay hàng hóa bị hỏng trong q trình vận chuyển,…) từ những vi phạm đó mà dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

Theo quy định của luật thì khi xảy ra tranh chấp các bên có thể sử dụng các phương thức giải quyết là: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và Thực tiễn thực hiện tại DNTN XD Mỹ Hà (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)