Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và Thực tiễn thực hiện tại DNTN XD Mỹ Hà (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của đề tài khóa luận

3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

HÓA TẠI DNTN XD MỸ HÀ

3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hànghóa hóa

Sau gần 40 năn đổi tiến hành đổi mới nền kinh tế đất nước, chúng ta đã từng bước xây dựng và hình thành tương đối nền kinh tế thị trường, trong đó có pháp luật về thương mại và đầu tư là nền tảng pháp lý quan trọng cho đầu tư kinh doanh và thúc đẩy kinh tế thương mại. Đặc biệt, sau sự ra đời của BLDS và LTM, nhìn chung pháp luật Việt Nam hiện nay đã điều chỉnh tương đối đầy đủ về vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng bộc lộ một số bất cập, cần được tiếp tục thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cần thực hiện trên cơ sở tuân theo các định hướng dưới đây:

Thứ nhất, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu cho quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Vì vậy, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Để từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều tổ chức hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế như: hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Việc gia nhập WTO góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên ngang tầm với 149 quốc gia thành viên khác, chiếm 85% tổng giá trị thương mại tồn cầu. Vì vậy, nước ta phải tiếp tục hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cho phù hợp với thơng lệ quốc tế, đảm bảo cho sự phát triển và tự do hóa các hoạt động mua bán hàng hóa.

Thứ hai, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và khả thi

Đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và khả thi là những yêu cầu quan trọng đối với hệ thống pháp luạt nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng nhằm góp phần tạo nên hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

Yêu cầu về tính minh bạch của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa địi hỏi việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa phải theo một trình tự rõ ràng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư, nhất là thương nhân tham gia đóng góp vào việc xây dựng pháp luật.

Thứ ba, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải phù hợp với đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam

Một trong số những yếu tố tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta là đặc điểm và trình độ phát trển cả nền kinh tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng. Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải có sự thay đổi dảm bảo phù hợp vói quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải đảm bảo quyền tự do thực hiện hoạt động mua bán hàng của thương nhân.

Các quy định điều chỉnh về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải có sự sửa đổi, bổ xung để có sự thống nhất với cấc quy định tại BLDS 2015 và phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần có quy định thống nhất về xử lý vi phạm hợp đồng giữa BLDS 2015 với LTM 2005. Việc quy định về mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa luật Thương mại và Luật dân sự khơng thống nhất có thể dẫn đến những tranh chấp khơng đáng có trong q trình thực hiện hợp đồng. Vậynên cần có sự thống nhất về mức xử lý vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại giữa BLDS 2005 với LTM 2005.

Thứ hai, cần có quy định thống nhất, rõ ràng về các quy định trùng nhau giữa BLDS 2015 với LTM 2005 về hợp đồng mua bán hàng hóa trong LTM và hợp đồng mua bán tài sản trong BLDS 2015

Thứ ba, BLDS nên quy định rõ hơn về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Một đề nghị giao kết hợp đồng cần có những nội dung cụ thể nào? Quy định về xác định thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thành điều khoản bắt buộc trong đề nghị giao kết.

Thứ tư, BLDS cần bổ sung những quy định riêng về giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin kỹ thuật số để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển thương mại điện tử ở nước ta. Sự bùng nổ của thông tin liên lạc đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống con người. Việc các bên trực tiếp gặp gỡ, đàm phán và cùng ký vào văn bản hợp đồng đã trở nên không tiện dụng và nhiều khi chỉ phù hợp với những hợp đồng địi hỏ hình thức trang trọng. Tham gia các giao dịch với sự trợ giúp của các phương tiện thông tin điện tử đang ngày càng phổ biến và trở nên một yếu tố không thể thiếu của kinh doanh hiện đại.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và Thực tiễn thực hiện tại DNTN XD Mỹ Hà (Trang 36 - 38)