Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát tri n xuất khẩu bền vững mặt hàng đèn của công ty TNHH Thủ Công Mỹ Nghệ và Nội Thất Ngọc Sơn sang thị trường EU (Trang 52 - 57)

3.4.1 .Thành tựu

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với nhà nước

4.3.1.1. Tạo hành lang thơng thống hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ bằng việc hồn thiện cơ chế quản lí hoạt động xuất nhập khẩu

- Cần đơn giản hóa các thủ túc nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

- Đơn giản hóa thủ tục hồn thuế thu nhập và xây dựng mức thuế chi tiết cho các nguyên liệu nhập khẩu.

- Áp dụng hình thức khai báo một lần cho một lượng hàng hóa lớn, xuất khẩu nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

- Áp dụng tin học vào quản lí và sản xuất hàng xuất khẩu. Cơng tác giám sát hải quan tại cửa biển đăng kí tờ khai nên cơ quan hải quan cấp chứng chỉ xanh cho các doanh nghiệp xưa nay làm ăn nghiêm chỉnh để giảm bớt phiền hà trong thủ tục.

- Hồn chỉnh việc khẳng định pháp lí trách nhiệm tự kê khai, tự áp mã thuế và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

4.3.1.2. Có những chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường EU

Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho công ty đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh của sự tồn cầu hóa.

Nhà nước có thể áp dụng một số biện pháp khác như cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, nhằm giúp cơng ty giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập, lợi nhuận đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu.

Cụ thể của biện pháp đó như sau:

- Thành lập quỹ bảo hiểm và quỹ hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước, đồng thời cho phép ngành thủ cơng mỹ nghệ có thể thành lập quỹ bảo hiểm riêng cho ngành, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả trên thị trường thế giới biến động cũng như gặp rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.

- Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ thông qua các công cụ lãi suất tạo điều kiện cấp vốn, cho vay vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể có điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

Hiện nay công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn được tổ chức và hoạt động theo hình thức cơng ty TNHH, trong cơng ty có bộ phận phịng kế tốn tài chính là giúp đầu mối và phương tiện giúp công ty huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các cá nhân, tổ chức thành viên và các tổ chức kinh tế tài chính khác. Để có thể mở rộng sản xuất hơn nữa vào thị trường EU, doanh nghiệp cần phải huy động thêm một lượng vốn rất nhiều từ bên ngồi. Cơng ty cũng có sử dụng vốn vay từ nhà nước nếu nhà nước có chính sách lãi suất hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành, thì điều này sẽ tạo ra cơ hội tốt cho doanh nghiệp sớm chuyển hướng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, nhà nước cần duy trì tốt mối quan hệ tài chính tín dụng, tiền tệ, sự biến động về tỷ giá đồng USD so với VNĐ đặc biệt trong thời điểm gần đây, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động. Do đồng tiền thanh toán trong giao dịch sản xuất nhập khẩu của các cơng ty chủ yếu là đồng USD, chính vì thế nếu việc đồng USD giảm giá, đồng nghĩa với việc lợi ích của doanh nghiệp sẽ giảm, đời sống của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước nên áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đoàn thể để doanh nghiệp không bị chôn vốn, kẹt tiền trong các cơ quan thuế. Đồng thời nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ người lao động để họ có thể yên tâm sản xuất và giảm thiếu nguy cơ đình cơng.

4.3.1.3. Thiết lập mối quan hệ kinh tế, chính trị bền vững với EU, tạo cơ sở thuận lợi cho cơ sở xuất khẩu sang EU

Giữa cơ cấu kinh tế giữa hai nước Viêt Nam và EU mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh, việc tăng cường kinh tế thương mại với EU sẽ giúp chúng ta

tranh thủ được sự trợ giúp kĩ thuật của EU, thơng qua các chương trình, dự án hợp tác kinh tế để phát triển các ngành cơng nghiệp trong nước nói chung và phát triển thủ cơng mỹ nghệ nói riêng.

Như vậy xuất khẩu sang thị trường EU có rất nhiều cơ hội để phát triển bền vững. Tuy nhiên để nắm được cơ hội đó thì vấn đề ổn định trong mối quan hệ kinh tế chính trị giữa Việt Nam - EU là điều kiện tiên quyết, điều này địi hỏi Đảng và nhà nước phải có chính sách ngoại giao tốt, tăng cường mối quan hệ giữa hai nước để tạo điều kiện cho phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ hơn nữa.

4.3.2 Đối với Ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần đẩy mạnh thông tin tuyền truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp thành viên kiến thức về xuất nhập khẩu, các đối tác, thông tin về giá cả, thị trường, đối thủ cạnh tranh.... Ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử trong việc kêt nối các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác, hình thành sàn giao dịch trên internet, đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng cần chủ động tham gia vào các tổ chức và hiệp hội trên thế giới, nâng cao vai trị uy tín của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nâng cao hoạt động của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước, tổ chức các hội chợ quốc tế, làm cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam với các thị trường quốc tế, cung cấp những dự báo chính xác và cảnh báo sớm cho doanh nghiệp.

Tích cực đàm phán với EU về mặt hàng chủ lực của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn, để dành được những ưu đãi phi thuế quan; nâng cao vai trò đại diện của các cơ quan quản lý, cơ quan đại diện tại nước ngoài; hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Như vậy, những hàng rào kỹ thuật là rất nhiều và sẽ còn nhiều nữa trong tương lai. Để đáp ứng các quy định này, các nhà quản lý và doanh nghiệp phải nắm chắc các quy định này để từ đó quan tâm chất lượng sản phẩm, xây dựng được thương hiệu và uy tín cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, đồng thời từng bước xây dựng bộ hàng rào kỹ thuật ở chính quốc gia mình để vừa xuất khẩu hàng hóa một cách an tồn, vừa nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của hàng nội.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu bền vững là một trong những nội dung của phát triển bền vững. Xuất khẩu bền vững phải là một q trình lâu dài và sự kết hợp hài hịa giữa các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và các mục tiêu của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường. Đảm bảo xuất khẩu bền vững một mặt hàng sang thị trường quốc tế sẽ đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững của cả nước.

Xuất khẩu mặt hàng đèn sang thị trường EU trong thời gian qua của công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn trong thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận và có những đóng góp đáng kể trong việc duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người lao động, vấn đề an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường cũng từng bước được quan tâm.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thì Ngọc Sơn vẫn cần phải cố gắng rất nhiều, khắc phục những hạn chế về nguyên liệu, thị trường, cơ cấu sản phẩm…

Trên cơ sở phân tích, dự báo và định hướng thị trường thế giới, định hướng phát triển ngành và các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững của Việt Nam, đề tài đã đưa ra thực trạng, kết quả và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện xuất khẩu bền vững mặt hàng đèn sang thị trường EU. Trong khn khổ một bài khóa luận, em đã cố gắng đánh giá xuất khẩu mặt hàng đèn của Ngọc Sơn theo những tiêu chí của xuất khẩu bền vững và đưa ra một số giải pháp. Tuy nhiên một số vấn đề cần được nghiên cứu và chuyên sâu hơn nữa để giúp công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn đạt được nhiều hơn trong công cuộc phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng đèn sang thị trường EU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn, 2015, 2016, 2017,

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm, Phịng Tài chính kế tốn

2.Cơng ty TNHH thủ cơng mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn, 2015, 2016, 2017,

Báo cáo tài chính, Phịng Tài chính kế tốn

3.Cơng ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn, 2016, Báo cáo tổng

kết các mặt cơng tác, Phịng Kinh doanh sản xuất

4.Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn, 2017, Phương

hướng nhiệm vụ, Phòng Kinh doanh sản xuất

5.PGS.TS. Dỗn Kế Bơn, 2010, Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại

quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

6.Đại học Kinh tế quốc dân, 2009, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

***********

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*********

THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Quốc Cường

Đơn vị công tác: BM Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - ĐHTM Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Hương

Mã sinh viên : 14D130093 Lớp: K50E2

Tên đề tài: “Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng đèn của công ty TNHH Thủ

Công Mỹ Nghệ và Nội Thất Ngọc Sơn sang thị trường EU”.

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn Sau quá trình hướng dẫn, tơi có nhận xét về sinh viên Đặng Thị Hương như sau:

1. Quá trình thực hiện luận án của sinh viên:

(Đánh giá năng lực thực hiện; mức độ cố gắng và nghiêm túc trong công việc; mức độ hồn thành khóa luận theo yêu cầu,…)

2. Chất lượng của khóa luận

(Đánh giá về hình thức, kết cấu, tính cấp thiết, phương pháp nghiên cứu, đánh giá thực trạng, giải pháp….)

3. Kết luận

Tôi ……………… để sinh viên Đặng Thị Hương nộp khóa luận tốt nghiệp và đề nghị bộ mơn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định.

Hà Nội, ngày…… tháng……năm 2018

Người hướng dẫn

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát tri n xuất khẩu bền vững mặt hàng đèn của công ty TNHH Thủ Công Mỹ Nghệ và Nội Thất Ngọc Sơn sang thị trường EU (Trang 52 - 57)