1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2. Các kiến nghị hoàn thiện nội dung pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong
các bên trong hợp đồng đại lý thương mại
3.2.1. Đối với Nhà nước
Do phạm vi hoạt động đại lý thương mại rộng nên các quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động trung gian này rất phong phú và đa dạng, khơng chỉ có Luật Thương mại 2005 mà còn nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan điều chỉnh hoạt động đại lý trong các lĩnh vực chun ngành. Chính vì vậy, việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại nói chung, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại nói riêng phải tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Thương mại 2005. Theo đó, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa vấn đề pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý, đặc biệt là quyền được bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng trong hệ thống phân phối của bên đại lý.
Nhà nước cần xác định rõ ràng và hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt đồng đại lý thương mại. Để nâng cao năng lực quản lý của các
cơ quan Nhà nước, trước hết cần phân cấp quản lý một cách hợp lý, khắc phục tình trạng phân cấp thực hiện chức năng chưa hợp lý, chồng chéo về thẩm quyền giữa các ngành các cấp. Trong hoạt động chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau.
Nhà nước cần nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chí : cơ chế gọn nhẹ, thủ tục hồ sơ đơn giản, bảo đảm tính cơng khai minh bạch của các thủ tục hành chính. Việc tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ cơng chức không chỉ là nghiệp vụ chuyên môn mà cần phải đào tạo cả về trình độ tin học, cơng nghệ thơng tin, trình độ ngoại ngữ,…
Nhà nước cũng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao văn hoá pháp lý doanh nghiệp, giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật đối với doanh nghiệp. Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an tồn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Việc dẫn dắt doanh nghiệp kinh doanh phát triển mà vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật là vai trò của người làm chủ doanh nghiệp.
Ngồi ra, việc rà sốt lại hệ thống pháp luật về đại lý thương mại, đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường với các nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động đại lý thương mại, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đề ra những giải pháp cho quản lý nhà nước trong phát triển và quản lý hoạt động đại lý thương mại tại Việt Nam đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.
3.2.2. Đối với Cơng ty cỏ phần Bảo Tồn
Kể từ khi thành lập cho đến nay, tình hình kinh doanh chung của cơng ty đang trên đà phát triển, doanh thu không ngừng tăng qua các năm, mở rộng quan hệ làm ăn với nhiều đối tác mới, đặc biệt số lượng các hợp đồng đại lý thương mại tăng lên đáng kể. Công ty đã soạn thảo các mẫu hợp đồng cụ thể để phục vụ cho quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho cơng ty mình. Tuy nhiên, cơng ty vẫn cịn một số bất cập ngay từ khi soạn thảo hợp đồng, chưa thực sự nhạy bén trong việc tiếp nhận, sửa đổi hợp đồng theo những quy định mới của pháp luật.
Điển hình là việc những điều khoản mà công ty giao kết vẫn chưa thực sự rõ ràng, phù hợp, chưa có tính ràng buộc cao như điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng…Như chúng ta đã biết, đối với hoạt động kinh doanh thương mại, những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng đại lý thương mại thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, khơng chỉ mất nhiều thời gian mà cịn tốn nhiều cơng sức, tiền bạc để khắc phục những hậu quả đó. Vấn đề nêu ra ở đây khơng phải là hướng dẫn cách khắc phục những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà vấn đề là làm cách nào đó phịng tránh được các
rủi ro có thể xảy ra hoặc hạn chế một phần nào đó mức hấp nhất những khả năng rủi ro về quyền và nghĩa vụ đối với bên đại lý, bên giao đại lý khi tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng đại lý thương mại. Do vậy, cần phải có biện pháp nhằm phát huy vai trò của hợp đồng đại lý thương mại trong kinh doanh, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại :
+ Pháp luật cần nhanh chóng nghiên cứu và sửa đổi Luật Cạnh tranh 2004 theo hướng phù hợp với Luật Thương mại 2005 về việc ấn định giá bán của bên giao đại lý đối với bên đại lý. Bên cạnh đó là cần thống nhất các điều khoản quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại giữa các văn bản pháp luật khác nhau, tránh tình trạng gây mâu thuẫn, bất cập khiến cho doanh nghiệp khó lịng đáp ứng và thực hiện đúng. Việc làm này là hồn tồn cần thiết vì chẳng những có thể loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro khi ký hợp đồng mà cịn tạo cơ hội ln phát triển vững chắc.
+ Pháp luật cần được quy định chi tiết về việc thỏa thuận giao nhận tiền hàng, hình thức thanh tốn cho bên giao đại lý đầy đủ và đúng hạn vì đây là một khâu quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên, từ đó quan hệ đại lý sẽ được bền vững hơn.
+ Pháp luật cũng cần phải xem xét, điều chỉnh lại vấn đề bên đại lý phải chịu sự ràng buộc, lệ thuộc vào bên giao đại lý như một nghĩa vụ bắt buộc khiên cho bên đại lý khốn đốn trong quá trình bán hàng khi bên giao đại lý tham gia vào giữa, trở thành một bên của quan hệ đại lý mới. Đồng thời cần thiết quy định việc áp dụng văn bản pháp luật nào cho những trường hợp nào đảm bảo tính rõ ràng, thống nhất, dễ dàng thực thi hơn.
+ Luật Thương mại 2005 cần bổ sung quy định về một quyền rất quan trọng của bên đại lý là quyền được bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng trong hệ thống phân phối. Có như vậy thì quyền lợi của bên đại lý sẽ được đảm bảo, bên giao đại lý cũng sẽ không được hưởng khoản tiền thù lao đại lý khơng phải trả vì biết được danh sách khách hàng của bên đại lý.
+ Về hợp đồng đại lý thương mại sử dụng tại Cơng ty cổ phần Bảo Tồn nên soạn thảo nội dung chặt chẽ, thống nhất, cần thỏa thuận đầy đủ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý, càng chi tiết càng có lợi cho các bên, ngơn ngữ phải chính xác, mang tính pháp lý. Yếu tố này cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Để đảm bảo sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại thì nên tham khảo các hợp đồng mẫu rà soát lại các nội dung trong hợp đồng để tránh khỏi những tranh chấp khơng đang có khi xảy ra mâu thuẫn với khách hàng. Ngồi ra phải xem lại giao dịch đó cịn những u
cầu gì cần đưa vào hợp đồng khơng, có phù hợp với các quy định của pháp luật về vấn đề đó hay khơng. Chỉ khi nào các điều khoản được thỏa mãn thì mới chính thức ký kết hợp đồng. Khơng nên chủ quan cho rằng mình đã ký kết nhiều hợp đồng đại lý khác mà bỏ qua sự chặt chẽ và quên đưa vào đầy đủ các nội dung chủ yếu của giao dịch trong hợp đồng. Về mặt ngôn ngữ, văn phong trong bản hợp đồng đại lý thương mại cho thấy chỉ cần sai hay chưa chuẩn một chữ cũng có thể gây ra những tranh chấp, hậu quả không nhỏ. Nguyên tắc chung khi soạn thảo văn bản phải đảm bảo ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong mạch lạc, dễ hiểu. Điều cần chú ý là sau khi soạn thảo, đánh máy bao giờ cũng phải đọc lại để kiểm tra có thiếu sót gì khơng để bổ sung thêm vào cho chính xác.
+ Nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trái với quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì nội dung đó bị vơ hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vơ hiệu hồn tồn. Điều này thực chất cũng là một biện pháp buộc người tham gia ký kết hợp đồng phải cân nhắc, xem xét về tính chất và hậu quả có thể xảy ra trước khi ghi các thỏa thuận đó vào hợp đồng.
+ Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình bộ phận pháp chế hoặc có thể liên kết với cơng ty tư vấn luật để có thể có được tư vấn cần thiết về pháp lý hay giao kết hợp đồng. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về pháp luật, tránh được các vấn đề pháp lý không cần thiết. Các bên tham gia hợp đồng cần lựa chọn cho mình những luật sư, luật gia mà mình có thể tin cậy nhưng khơng được lợi dụng họ để lách luật, che dấu thảo thuận, các giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nhờ các luật sư, người am hiểu pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại tư vấn trong lĩnh vực thỏa thuận các quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện cho nhau. Việc nhờ những người này tư vấn là một biện pháp hữu hiệu, họ sẽ sử dụng kiến thức pháp lý cũng như vận dụng các quy định của pháp luật để giúp người tham gia giao dịch soạn thảo hợp đồng đạt được yêu cầu và khi ký kết các bên có thể an tâm, tin tưởng hơn.