Kết luận và phát hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bảo toàn (Trang 33 - 35)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tạ

2.3.3. Kết luận và phát hiện

Tóm lại, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý giữa Công ty cổ phần Bảo Toàn và bên giao đại lý với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong LTM 2005 hầu như tương tự nhau, trừ một số điều khoản khác do cơng ty cổ phần Bảo Tồn và bên giao đại lý tự thỏa thuận với nhau cho phù hợp với tình hình hoạt động của cơng ty.

Khi tham gia vào quan hệ đại lý thương mại, Công ty cổ phần Bảo Tồn và bên giao đại lý đều có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Những quy định đó của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hai bên nhìn chung khá đầy đủ và cụ thể. Cơng ty cổ phần Bảo Tồn và bên giao đại lý đã thực hiện hợp đồng đại lý thương mại trên cơ sở thỏa thuận những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời áp dụng một số điều khoản quy định theo Luật Thương mại 2005, tạo điều kiện thuận lợi để các bên có thể hồn thành nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, LTM 2005 đã bỏ sót khi khơng quy định về một quyền rất quan trọng của bên đại lý là quyền được bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng trong hệ thống phân phối. Bởi khi bên đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý thì họ phải thiết lập một mạng lưới khách hàng đó khơng chỉ trong thời gian đang làm đại lý cho bên giao đại lý mà cả trong một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng đại lý hết hiệu lực. Chúng ta đều biết trong hợp đồng kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, việc tìm kiếm khách hàng có thể nói là một trong những việc khó khăn để thương nhân tìm được một chỗ đứng trên thị trường. Để tạo được mạng lưới phân phối, thương nhân thường mất rất nhiều thời gian và chi phí. Thơng qua đại lý thương mại, các thương nhân giao đại lý đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí gia nhập thị trường mà vẫn đưa được các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Do vậy, quyền sở hữu đối với danh sách khách hàng

là quyền mà các đại lý thương mại cần được bảo vệ. Trong thời hạn quan hệ hợp đồng đại lý thương mại có hiệu lực, các đại lý được nhận thù lao từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Bên giao đại lý khi biết được danh sách khách hàng của bên đại lý có thể trực tiếp bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng của bên đại lý để thu lợi nhuận mà không phải trả thù lao đại lý. Thiết nghĩ, Luật Thương mại 2005 cần bổ sung điều này thành một quyền của đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Có như vậy quyền lợi của bên đại lý mới được bảo đảm hơn trên thực tế.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bảo toàn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)