Thực trạng pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bảo toàn (Trang 28 - 29)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý

đồng đại lý thương mại

2.2.1. Các quy định về pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tronghợp đồng đại lý thương mại còn nằm rải rác, chưa thống nhất với nhau giữa các hợp đồng đại lý thương mại còn nằm rải rác, chưa thống nhất với nhau giữa các văn bản pháp luật

Như chúng ta đã biết, trong cơ chế thị trường hiện nay có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm. Tiêu biểu là hình thức tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Tiêu thụ trực tiếp là việc người sản xuất tự mình cung ứng sản phẩm đến nguời tiêu dùng cuối cùng. Tiêu thụ gián tiếp là việc người sản xuất khi sản xuất xong sẽ giao sản phẩm của mình cho bên phân phối để tiêu thụ sản phẩm của mình. Việc phân phối này tùy vào quy mô, mức độ phát triển của thị trường mà phân thành nhiều tầng, lớp khác nhau tạo thành một hệ thống kênh phân phối. Các nhà phân phối độc lập với nhà sản xuất và được các nhà sản xuất chia phần lợi nhuận trong quá trình tiêu thụ sản phẩm để thực hiện chức năng của mình. Các nhà phân phối này được gọi là các đại lý.

Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về hoạt động đại lý (Mục 4, Chương V – Các hoạt động trung gian thương mại, Luật Thương mại 2005), trong đó có đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại, cụ thể là từ Điều 166 đến Điều 177 Luật Thương mại 2005. Trong bài viết này tập trung chủ yếu đến khía cạnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên đại lý (Cơng ty cổ phần Bảo Tồn) với bên giao đại lý (Công ty Thiết bị vệ sinh cao cấp Caesar, tập đồn Hịa Phát, …) trong hợp đồng đại lý thương mại. Luật thương mại hiện nay cho phép các bên có phạm vi quyền rất lớn nên khi ký kết các hợp đồng thương mại, các bên thường đưa ra thỏa thuận nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho mình nên rất khó cho doanh nghiệp nhỏ khi tham gia làm đại lý thương mại lần đầu.

Tuy nhiên, đại lý thương mại mới chỉ được quy định tại một số điều của Luật Thương mại năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về đại lý đối với một số mặt hàng (xăng dầu, LPG...), số lượng các mặt hàng được quản lý cịn rất ít so với số lượng các mặt hàng đang được các đại lý thương mại kinh doanh trên thị trường (sản phẩm nội thất, thiết bị nhà vệ sinh, thiết bị điện dân dụng, xi măng, sắt thép, nông sản…).

Các văn bản quy định hiện hành về đại lý tuy đã có nhưng nằm rải rác trong nhiều bộ luật khác nhau như: Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010…

2.2.2. Các quy định của pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại chưa được quan tâm, chú trọng khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Các quy định bảo vệ bên đại lý chưa được quan tâm, trong khi cách quản lý của chúng ta là hạn chế nước ngoài đầu tư hệ thống đại lý phân phối, điều này gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước và không thuận lợi cho ai cả. Do đó, việc rà sốt và thống nhất các quy định trong một văn bản là rất cần thiết nhằm khắc phục những bất cập trong hoạt động và quản lý các đại lý hiện nay. Đáng nói hơn, hệ thống quản lý đại lý thương mại khơng chỉ q lỏng, mà lại có chỗ q chặt, điển hình là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Trong trường hợp bên làm đại lý thương mại nhận lô hàng đã bao gồm thuế GTGT và được chiết khấu thương mại, khi bên đại lý bán hàng cho khách lại phải xuất hóa đơn thuế GTGT. Như vậy, vơ hình trung lơ hàng đó phải chịu hai lần thuế GTGT, đó là chưa tính đến việc các đại lý bán hàng cho nhau. Đây chính là căn nguyên đẩy giá hàng lên cao. Hơn nữa, Luật Thương mại 2005 có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong trường hợp hai bên không thỏa thuận về thời hạn trong hợp đồng. Tuy nhiên, luật lại không quy định trường hợp bên sản xuất hàng hóa ký hợp đồng với bên làm đại lý thường yêu cầu không được bán mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, nếu đại lý vi phạm thì việc đưa ra giải quyết về pháp lý thường rất khó thực hiện vì rất tốn kém, cơ quan quản lý nhà nước thì khơng can thiệp được vì đó là tranh chấp thương mại thơng thường. Vấn đề quyền lợi của bên đại lý và bên giao đại lý cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến những tranh chấp và thiệt hại khơng đáng có xảy ra. Quyền lợi của mình khơng được đảm bảo thì việc thực hiện nghĩa vụ của các bên cũng có thể khơng đúng như thỏa thuận hay quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý thương mại – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần bảo toàn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)