6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Những kết quả đạt được:
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO để hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển thì nước ta đã chú trọng vào việc sản xuất hàng hóa có chất lượng; tạo điều kiện, thúc đẩy các thành phần kinh tế, các ngành nghề phát triển nhất là các thành phần kinh tế tư nhân. Điều đó khẳng định hơn vai trị của các doanh nghiệp tư nhân là rất quan trọng. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp,
nước ta đã và đang thay đổi dần cơ chế quản lý và điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất. Có lẽ vì thế, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng nói riêng là một bộ phận khơng thể thiếu trong hệ thống pháp luật thương mại của các nước phát triển. Tại Việt Nam, với sự quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng trong quan hệ thương mại thì việc có quy định rõ ràng là rất cần thiết. Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 đã đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự và thương mại, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và công bằng giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Các quy định của pháp luật rất rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi tự do giao kết hợp đồng, trong đó có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO để hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển thì nước ta đã chú trọng vào việc sản xuất hàng hóa có chất lượng; tạo điều kiện, thúc đẩy các thành phần kinh tế, các ngành nghề phát triển nhất là các thành phần kinh tế tư nhân. Điều đó khẳng định hơn vai trị của các doanh nghiệp tư nhân là rất quan trọng. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nước ta đã và đang thay đổi dần cơ chế quản lý và điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất. Có lẽ vì thế, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng nói riêng là một bộ phận khơng thể thiếu trong hệ thống pháp luật thương mại của các nước phát triển. Tại Việt Nam, với sự quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng trong quan hệ thương mại thì việc có quy định rõ ràng là rất cần thiết. Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 đã đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự và thương mại, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và công bằng giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Các quy định của pháp luật rất rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi tự do giao kết hợp đồng, trong đó có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.
Hạn chế:
Mặc dù đã có những điều chỉnh từ Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại nhằm hoàn thiện những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể là vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng thực trạng vi phạm các quy định này vẫn xảy ra. Ở đây cịn có thiếu sự minh bạch cũng như chồng chéo giữa các văn bản pháp luật liên quan. Việc xác lập hợp đồng giữa hai bên khi tham gia hoạt động thương mại được xem xét soạn thảo kỹ lưỡng tuy nhiên vẫn có bên dựa vào luật để gây khó khăn cho phía cơng ty.
Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là một trong những yếu tố quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, thu hút được nhiều sự quan tâm của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại bn bán hàng hóa. Khơng chỉ Việt Nam mà tất cả các nền kinh tế phát triển thế giới đều rất quan tâm đến hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên vấn đề giao kết hợp đồng là vấn đề đầu tiên khi tiếp cận với hợp đồng mua bán hàng hóa thì pháp luật hiện hành cịn nhiều bất cập và chưa chặt chẽ.
Mua bán hàng hóa là hoạt động đặc thù của thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là loại hợp đồng đặc thù trong quan hệ thương mại và dễ xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì lại chưa có nhiều quy định chuyên biệt cho vấn đề này, đây là quá trình đầu tiên diễn ra trước khi hình thành nên hợp đồng mua bán hàng hóa ràng buộc nghĩa vụ giữa các bên tham gia, những quy định mới chỉ dừng lại ở mức áp dụng chung cho hợp đồng dân sự với văn bản thi hành là Bộ luật Dân sự 2015. Khi đi vào nghiên cứu giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, vì vấn đề giao kết hợp đồng không được chuyên sâu nên việc áp dụng và tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng.
Quy định của pháp luật hiện nay chỉ tập trung vào việc thực hiện hợp đồng, chưa xây dựng rõ các chế tài giải quyết hành vi vi phạm vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa một cách rõ ràng. Khi các chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa mà bị xâm phạm quyền và lợi ích của mình trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ gặp khó khăn khi sử dụng luật bảo vệ mình.
Nền kinh tế thị trường hàng hóa biến đổi liên tục nên khó có thể cập nhật các xu hướng biến đổi để đưa ra các quy định pháp luật phù hợp với thực tế. Khi có tranh chấp xảy ra, do sự chồng chéo của Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự và hơn nữa cơng ty khơng có bộ phận pháp chế riêng biệt có thể dẫn đến việc nhầm lẫn khi giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY