Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoa đại (Trang 38 - 50)

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua

mua bán hàng hóa

Kể từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, phúc lợi xã hội được chú trọng phát triển. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển, kéo theo hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có nhiều thay đổi và hồn thiện hơn. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên thực hiện theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế nhưng cũng đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển biến không ngừng, giao lưu kinh tế mở rộng, các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng và phức tạp, thì quan hệ mua bán hàng hóa cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Việc hồn thiện các văn bản pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng vẫn rất cần được quan tâm.

Pháp luật giao kết hợp đồng Việt Nam chủ yếu do hai nguồn luật điều chỉnh là Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005, bên cạnh đó, chế định hợp đồng còn tồn tại trong các quan hệ pháp lý khác được điều chỉnh theo những luật chuyên biệt như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm... Cá biệt, có những quan hệ đặc thù tưởng chừng như khơng có bóng dáng của hợp đồng nhưng thực tế vẫn tồn tại khá nhiều, như trong quan hệ hơn nhân gia đình.

Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2015 - với tư cách là luật chung - đã có những quy định về chế định hợp đồng, nên những luật còn lại - với tư cách là luật chuyên ngành - phải tuân theo và dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, cách thức áp dụng thì lại ưu tiên cho luật chuyên ngành nếu luật chung có quy định khác với luật chuyên ngành. Câu chuyện này thực tế đã gây ra sự bất cập lớn trong pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, vì quy định của Bộ luật Dân sự 2015 với các luật chuyên ngành khác hầu như không tiệm cận với nhau, và ngay cả trong những luật chuyên ngành vẫn cịn nhiều khác biệt vì một quan hệ hợp đồng có thể sử dụng đến nhiều quan hệ pháp

lý. Do đó, những hạn chế cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay là tản mát, thiếu tính thống nhất và có khả năng dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật.

Xuất phát từ sự quan tâm về mua bán hàng hóa, đề tài đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế thị trường Việt Nam

3.2. Một số kiến nghị cụ thể góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ nhất, hồn thiện các quy định nội dung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 như: khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng, phạt hợp đồng, các loại hợp đồng…; thống nhất sự tản mát bằng những quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015 trở thành luật chung cho các luật chun ngành. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015. Trong Bộ luật này cần có những quy định chung có tính khái qt cao, thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng để bảo đảm tính ổn định cao của Bộ luật Dân sự 2015. Không nên đưa vào Bộ luật Dân sự 2015 các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong Bộ luật Dân sự 2015 thì khơng nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo.

Thứ hai, vẫn hoàn thiện quy định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 nhưng chỉ hồn thiện những nền móng cơ bản, cịn lại các quy định khác trong Bộ luật Dân sự 2015 và những quy định tản mạn thì xây dựng một đạo luật riêng biệt điều chỉnh, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất chính sách pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước trong tồn bộ quá trình thực hiện hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc tồn tại nhiều quy định, văn bản pháp luật, tài liệu pháp luật sẽ gây ra sự khó khăn khi tra cứu, vướng mắc khi thực hiện. Nền kinh tế thị trường yêu cầu Nhà nước và các cơ quan quản lý phải linh hoạt để có thể điều chỉnh được các mối quan hệ đặc thù của nền kinh tế đã và đang tồn tại tại Việt Nam, điều này tạo ra sức ép khơng nhỏ bởi sẽ phải có những thay đổi để các quy định mới phù hợp với bối cảnh. Tuy nhiên điều này lại làm tăng các quy định, văn bản pháp luật thậm chí gây ra sự bất hợp lý với những quy định, văn bản trước đó. Vì vậy, những quy định mới nếu được ban hành cần bắt kịp xu thế phát triển của nền kinh tế hàng hóa thị trường, vừa phải đảm bảo thống nhất với những quy định cũ đã được ban hành.

Thứ ba, kết hợp pháp điển hóa nội dung pháp luật hợp đồng với việc bóc tách quan hệ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 và thống nhất sự tản mạn bằng cách tập hợp các quy định trong các luật chuyên ngành, văn bản dưới luật, sau đó hệ thống và

xây dựng thành một đạo luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ hợp đồng tiến bộ và phù hợp với thông lệ thế giới cũng như các quy định của UNIDROIT (Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế - nghiên cứu, tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của những nước khác nhau), gọi là “Luật Hợp đồng thống nhất”.

“Luật Hợp đồng” là luật chỉ điều chỉnh về tất cả các quan hệ hợp đồng. Xét về khía cạnh hợp đồng, dù các quốc gia khác cố gắng định nghĩa hợp đồng như thế nào đi chăng nữa thì đều dựa vào một bản chất duy nhất nói lên sự tồn tại của hợp đồng, đó là sự thỏa thuận. Từ sự thỏa thuận, các quốc gia cố gắng điều chỉnh nó bằng những kỹ thuật lập pháp của riêng mình. Ví dụ ở Trung Quốc, cũng là một quốc gia đang trên đà xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng theo trường phái pháp luật thành văn đã xây dựng thành công Luật Hợp đồng riêng biệt vào năm 1999. Trước đây, các chế định về hợp đồng của Trung Quốc được quy định tại Luật Hợp đồng kinh tế, Luật Hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngồi, Luật Cơng nghệ… Tuy nhiên khi gia nhập WTO, để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, tránh những bất tiện cho các chủ thể gặp khó khăn khi tìm hiểu chế định hợp đồng để tiến hành ký kết HĐTM, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng Luật Hợp đồng dựa trên nội dung của UNIDROIT; nó là sự kết nối tất cả quy định hợp đồng nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau trước đây. Điều này tạo hành lang pháp lý thuận tiện và an toàn cho các nhà đầu tư cũng như các thương nhân Trung Quốc. Hay như UCC (Luật Thương mại thống nhất) của Hoa Kỳ đã quy định luôn cả vấn đề hợp đồng ở trong đó, hoặc ở các quốc gia khác như: Đức (châu Âu) và Indonesia (Đông Nam Á)... đã ban hành hẳn một đạo Luật Hợp đồng riêng biệt.

Thứ tư, về việc thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng, vì lời đề nghị giao kết hợp đồng chưa phải là hợp đồng nên cần linh hoạt quy định này, có thể cho phép bên thay đổi tự do thay đổi nội dung chào hàng. Tuy nhiên cần có thêm quy định khác để kiểm sốt thay đổi này, ví dụ như những thay đổi mà bên đề nghị đưa ra thay đổi lời chào hàng như thế nào, nếu không ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của chào hàng cũ thì khơng cần phải tính đó là một lời chào hàng mới. Như vậy sẽ bớt đi được một trường hợp hình thành nên chào hàng mới, chỉ cịn lại khi thay đổi những nội dung cơ bản va khi bên được đề nghị thay đổi mới hình thành nên chào hàng mới.

Thứ năm, cần phải có quy định chào hàng trong Luật Thương mại 2005 về việc chào hàng phải giành cho đối tượng nhất định, nhằm thu hẹp phạm vi chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như dễ xác định trách nhiệm khi phải áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do giao kết với bên thứ ba khi thời hạn trả lời chưa hết. Hơn nữa, nên có quy định rõ về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và

khuyến khích sử dụng hình thức văn bản do tính minh bạch, rõ ràng mà hình thức này mang lại sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiệu quả thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật (đối với đại bộ phận nhân dân, vai trò quan trọng nhất thuộc về các phương tiện truyền thông); vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật.

Về phía nhà nước

Thứ nhất, nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong các chủ thể pháp luật. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, mọi công dân trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Đặc biệt đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, nếu thiếu kiến thức pháp luật ở trình độ cao thì khơng thể hồn thành tốt nhiệm thực hiện và áp dụng pháp luật của mình trong q trình giải quyết các cơng việc liên quan đến lợi ích của người dân. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tri thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp các ngành, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các pháp nhân tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật cũng cần quan tâm đúng mức. Dựa trên nền tảng ý thức pháp luật, tri thức, hiểu biết đúng đắn về pháp luật mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tích lũy được từ các kênh thơng tin khác nhau, trở thành yếu tố thường trực trong ý thức pháp luật của họ, phương châm “sống và làm việc theo pháp luật” sẽ trở thành thói quen trong hành vi của các chủ thể và hoạt động thực hiện pháp luật chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Để nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng chủ thể khác nhau, trước hết, cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Dĩ nhiên, đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật trong các cơ quan cơng quyền thì cần phải được đào tạo, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật một cách bài bản tại các cơ sở đào tạo luật của Nhà nước. Song, đối với đa số tầng lớp xã hội, khơng phải ai cũng có các điều kiện đi học luật, mà nhu cầu hiểu biết pháp luật của họ vẫn có. Theo tinh thần đó, phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng đối với công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân là biện pháp không thể thiếu hằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể này. Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin phải đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc tính chân thật, phản ảnh đúng bản chất của vấn đề. Khi phản ánh các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng cần tránh hai khuynh hướng: một là, phản ánh thiếu chọn lọc, thiếu sự cân nhắc, đưa tin tùy tiện, dễ dãi, chưa được kiểm chứng, dẫn đến làm phức tạp hóa vấn đề; hai là, khuynh hướng bưng bít, cắt xén làm khơ khan thơng tin về đời sống pháp luật, dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân.

Thứ ba, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Chủ thể của hoạt động thực hiện pháp luật không chỉ là các pháp nhân tham gia vào hoạt động giao kết mua bán hàng hóa mà nó cịn là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền. Vì vây, để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật, bên cạnh việc nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật cho các pháp nhân, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý việc thực hiện pháp luật mua bán hàng hóa là rất cần thiết. Nhìn chung các chủ thể khi tham gia giao kết có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm chỉnh trong việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, những khuyết điểm, sai phạm xảy ra trong hoạt động thực hiện pháp luật vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Quốc hội, các cá nhân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Các cơ quan tư pháp phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vai trò

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật và chú trọng vào cơng tác giải thích pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho các doanh nghiệp. Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thực hiện bảo vệ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Nâng cao hiểu biết pháp luật cho các chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tạo điều kiện cho mọi chủ thể tiếp cận các nội dung của pháp luật một cách dễ dàng, thuận lợi. Từ đó mà hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật cũng được nâng cao.

Ngoài ra, việc pháp điển hóa pháp luật hợp đồng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế cần đảm bảo hai đặc tính cơ bản: tính thống nhất, tiện dụng thể hiện trong việc tập hợp các chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, kết hợp với tất cả các quy định

hợp đồng trong Luật Thương mại và các luật khác liên quan như: Luật sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tư,…sau đó xây dựng thành một Luật Hợp đồng thống nhất trên cơ sở kế thừa những chế định sẵn có, quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến các loại hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoa đại (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)