6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua
2.2.3. Chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro tại Điều 57 đến Điều 61 LTM năm 2005 có quy định: Vấn đề chuyển rủi ro trong việc mua bán hàng hóa và một vấn đề cơ bản mà các bên cần nắm. Các bên cần thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro để tránh phát sinh tranh chấp.
Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, theo Luật Thương mại 2005, vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như sau :
+ Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao cho bên mua.
+ Thứ hai, chuyển rủi ro trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
+ Thứ ba, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
+ Thứ tư, chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ khi hàng hoá thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.
Tuy nhiên, quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro chưa hợp lý, cụ thể tại điều 59 - LTM 2005: Pháp luật Việt Nam quy định trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, nếu hàng hóa do người nhận hàng để giao nắm giữ mà khơng phải là người vận chuyển thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; hoặc, khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua. Phân tích quy định nói trên, có một số điểm cần xem xét lại:
+ Thứ nhất, người nhận hàng để giao trong quy định trên có mối quan hệ với ai, với người bán hay người mua. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán thì rõ ràng việc người bán giao hàng cho họ không thể coi là họ đã giao hàng cho người mua và vì vậy việc bên mua phải chịu rủi ro khi họ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họ nắm giữ. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người mua thì rõ ràng người bán giao
hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, và vì vậy việc bên mua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa pháp lý.
+ Thứ hai, khó có thể xác định rõ ràng chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cách nào để người nhận hàng giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua. Như vậy, có thể thấy quy định trên của Luật Thương mại ở một góc độ nhất định đã làm cho sự việc trở nên rối hơn và không thực sự cần thiết.
Quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển tại điều 60 - LTM năm 2005 cũng chưa hợp lý. Pháp luật quy định
hợp đồng có đối tượng là hàng hố đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Quy định này cho phép xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên dưới góc độ thực tiễn thì quy định này chưa thực sự phù hợp. Vì rủi ro có thể phát sinh kể từ thời điểm hàng hóa khơng cịn nằm trong tầm kiểm sốt của người bán, tức là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển và rất có thể hàng hóa bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp đồng.